c) Đối với xã hội
1.2.3.5. Quản lý Hợp đồng
Hợp đồng là thoả ước được ký kết giữa công ty nhượng và nhà TBH. Những đạo luật về các hợp đồng bảo hiểm của hầu hết các nước đều chỉ tuyên bố không áp dụng cho ngành TBH hoặc giả nếu có đề cập đến TBH thì lại không quy định các chi tiết. Nhìn chung, các hợp đồng TBH được chi phối bởi luật chung về hình thức hợp đồng và cá quy tắc áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm nói riêng.
Do đó, những quy định của Luật hợp đồng liên quan đến những vấn đề như ý định tạo ra một mối quan hệ pháp lý, việc chào bán và chấp nhận, sự cân nhắc xem xét, khả năng tham gia vào hợp đồng, tính hợp pháp, sự chuyển nhượng và các vấn đề khác áp dụng nói chung cho hình thức, kết cấu, thực hiện và tính hiệu lực của hợp đồng TBH. Ngoài ra, hợp đồng TBH còn phụ thuộc bởi những quy tắc đặc biệt chi phối hợp đồng bảo hiểm, cụ thể:
− Hợp đồng là một thoả ước bồi thường.
Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên phải tiếp tục theo dõi biểu phí và tình hình tổn thất. Nếu mức phí có thay đổi thì phải được báo cho nhà TBH được biết. Tổn thất xảy ra nếu thuộc phạm vi bảo hiểm cũng phải báo cho nhà TBH để thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo trách nhiệm hợp đồng. Tổn thất có thể được phân bổ theo:
Cơ sở “Rủi ro có hiệu lực” (Risks attaching basis). Trong TBH tỷ lệ hoặc phi tỷ lệ, cá nhà nhận TBH chịu trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh theo đơn bảo hiểm gốc được cấp hoặc được tái tục trong thời hạn TBH với điều kiện ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc phải nằm trong thời hạn của hợp đồng TBH.
Theo cơ sở “Tổn thất xảy ra” (Loses Occuring basis): Với hợp đồng thu xếp trên cơ sở “Tổn thất xảy ra”, công ty TBH phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các khiếu nại có ngày xảy ra tổn thất nằm trong phạm vi thời hạn của hợp đồng TBH, mà không cần quan tâm đến ngày bắt đầu hiệu lực của đơn bảo hiểm gốc có khiếu nại phát sinh.
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008