Đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm từ 1,000-3,

Một phần của tài liệu nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Trang 74)

USD, giá trị tổn thất bình quân là 1,511.5, chiếm 3.8%.

+1 đơn vị tổn thất thuộc đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm từ 5,000-12,000 USD, giá trị tổn thất là 3,755 chiếm 2.36%.

CHƯƠNG III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

3.1. Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới

Năm 2009 thực sự là một năm khó khăn với xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch XNK 2 tháng đầu năm đạt 16,31 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể,

Về xuất khẩu: Trong tháng 2, trị giá xuất khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 5,03 tỷ USD, tăng 32,5% so với tháng 1. Hết hai tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 8,78 tỷ USD tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 2 đạt 1,47 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 lên hơn 2,79 tỷ USD, giảm 9,3% so với 2 tháng đầu năm 2008 và chiếm 33,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm; Dầu thô; Than đá; Hàng dệt may; Giày dép; Gỗ và sản phẩm gỗ; Gạo; Hải sản; Cà phê; Cao su; Hạt điều; Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trong đó, mặt hàng Đá quý, kim loại quý và sản phẩm trong tháng đạt 1,3 tỷ USD, vượt dầu thô, hàng dệt may và giầy dép trở thành nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch. Tính đến hết tháng 2, đạt 1,44 tỷ USD và đạt con số kỷ lục về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm ngoái (255%). Trong khi đó, kim ngạch các mặt hàng như dầu thô giảm tới 46%, còn giá trị hàng dệt may xuất khẩu tháng 2 suy giảm so với tháng 1, dù vẫn đạt tốc độ tăng trưởng thấp 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về nhập khẩu: Trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2009 là 4,19 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước nâng tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước 2 tháng đầu năm lên 7,53 tỷ USD, giảm 44,6% so với cùng kỳ năm trước

Trong tháng, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 1,52 tỷ USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu của khu vực này lên 2,73 tỷ USD, giảm 31,9% so với tháng 2/2008 và chiếm 36,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Một số mặt hàng nhập khẩu chính là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Xăng dầu; Sắt, thép; Phân bón; Chất dẻo nguyên liệu; Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày; Ôtô nguyên chiếc và phụ tùng ôtô; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Nhìn chung, giá trị kim ngạch các loại mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều giảm mạnh, khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy giá trị các loại mặt hàng nhập khẩu đều giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước suy giảm do khủng hoảng kinh tế, tính hết 2 tháng đầu năm 2009, giá trị kim ngạch hàng nhập khẩu vẫn vượt quá giá trị kim ngạch hàng xuấ, khiến Việt nam vẫn là một nước có giá trị nhập siêu tương đối lớn.

Như vậy, thị trường xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2009 có nhiều khó khăn, dự báo sẽ còn khó khăn nữa trong những tháng còn lại do thị trường

3.2. Triển vọng phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển chuyển bằng đường biển

Nửa sau của năm 2008 là giai đoạn khó khăn đối với tình hình tài chính của ngành TBH. Cả hai bên nợ và có của bảng cân đối tài sản đều không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bên tài sản có bị ảnh hưởng bởi những biến động leo thang của thị trường tài chính trong 12 tháng vừa qua, còn bên tài sản nợ bị ảnh hưởng bởi bão Ike, có khả năng là tổn thất thiên tai lớn thứ 3 của ngành bảo hiểm. Mặc dù tình trạng xói mòn vốn diễn ra khá nghiêm trọng, song các công ty TBH có khả năng vẫn chịu đựng được chủ yếu là nhờ lợi nhuận cao trong 2 năm trước, theo ước tính của Standard & Poor’s. Điều này giải thích vì sao chưa có thay đổi về mức độ đánh giá trên diện rộng đối với thị trường TBH từ “tích cực” sang “tiêu cực” . Tuy nhiên, nhiều công ty TBH cũng đang bị thâm hụt vào vốn .Một tỷ lệ nhỏ

dành cho dự phòng rủi ro trong biên lợi nhuận đã không còn, nhất là trong tình hình bất ổn và với khả năng khó huy động vốn hiện nay.

Dự đoán với tình hình tài chính căng thẳng như trên, lợi nhuận đầu tư dự kiến thấp, chi phí vốn tăng và biến động tài chính sẽ làm tăng đáng kể phí tái tục vào năm 2009. Dự đoán mức phí trung bình sẽ tăng khoảng 5-10%, riêng đối với các rủi ro ở vùng Vịnh Mehico có thể sẽ còn tăng cao hơn. Nếu mức độ tăng phí không đạt được như nhận định trên đây, Standard & Poor’s sẽ phải thay đổi mức đánh giá triển vọng đối với nhiều công ty TBH.

Theo đánh giá về tình hình chung của thị trường TBH năm 2009 của Standard & Poor, đưa ra dự báo phí sẽ tăng trong khoảng 5%-10% tuỳ từng dịch vụ, trong mùa tái tục vào năm 2009, với các lý do sau:

- Lợi nhuận đầu tư hiện tại hầu hết các công ty TBH có thể thu về trong trung hạn đều giảm, và dự báo sẽ tiếp tục giảm. Điều này phản ánh 2 điểm sau. Thứ nhất là, lãi suất dự báo tiếp tục đà giảm hiện tại khi chính phủ cố gắng điều hòa những ảnh hưởng do sụt giảm kinh tế toàn cầu. Thứ hai là, nhiều công ty TBH sẽ không muốn mạo hiểm với những khoản đầu tư rủi ro cao do đã bị thâm hụt về vốn. Do đó dự kiến lợi nhuận đầu tư của các công ty chỉ đạt mức “an toàn” trong thời gian trung hạn (nghĩa là chỉ bằng lãi suất đầu tư vào trái phiếu chính phủ).

- Dự báo mức độ bồi thường tăng khi các hoạt động kinh tế chậm lại. Những ảnh hưởng này dự báo tác động đến các nghiệp vụ có thời gian dài như bảo hiểm trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp, và bảo hiểm/TBH trách nhiệm pháp lý đối với lỗi và sai sót. Những biến động tài chính gia tăng kể từ tháng 9 đến nay càng làm tăng khả năng gia tăng bồi thường. Tuy nhiên, một yếu tố giảm nhẹ là tỷ lệ lạm phát đã không còn cao như dự kiến và không ảnh hưởng nhiều đến số tiền bồi thường.

- Tâm lý tránh rủi ro và muốn đảm bảo an toàn tăng lên. Điều này có tác dụng 2 mặt. Một mặt, năng lực TBH sẽ bị giảm do các công ty TBH muốn giảm mức trách nhiệm do thiếu vốn. Mặt khác, các công ty gốc cũng không còn mặn mà với việc tăng mức giữ lại. Cung giảm, cầu tăng, do đó phí cũng nhiều khả năng sẽ tăng.

Riêng đối với nghiệp vụ TBH Hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển, ngoài tình hình chung trên thị trường TBH nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến mức phí, năng lực hợp đồng và mức giữ lại của các công ty nói chung, thì nghiệp vụ bảo hiểm gốc không khả quan cũng là một khó khăn nữa. Năm 2009, các quốc gia lấn sâu vào suy thoái kinh tế, lượng tiền mặt khổng lồ tung ra bởi các Chính phủ thông qua các gói cứu trợ, có thể gây ra lạm phát cao trong tương lai, dịch cúm lợn bắt nguồn tại Mexico càng làm tình hình trở nên khó khăn hơn bao giờ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch XNK của các quốc gia. Theo đó, kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển sẽ kém hơn rất nhiều so với các năm trước đó.

Chỉ khi khủng hoảng kinh tế tạm thời qua đi, theo dự đoán là vào đầu năm 2010, thì tình hình mới có thể khởi sắc được. Nhìn về dài hạn, quá trình toàn cầu hoá ngày càng trở nên sâu rộng, chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh thì lượng hàng hoá lưu chuyển giữa các quốc gia sẽ tăng trở lại. Mặt khác, những bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ là cơ sở để thị trường TBH ngày càng tự hoàn thiện, hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm gốc.

3.3. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường

3.2.1. Về phía Nhà nước:

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&FBên cạnh đó Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích

các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất CIF nhập FOB hoặc C&F như giảm thuế XNK, thuế GTGT cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thủ tục hải quan… cho chủ hàng tham gia bảo hiểm tại Việt Nam. Đối với các công ty XNK cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ. Chuyển dần từ phương thức nhập CIF xuất FOB sang nhập FOB xuất CIF. Điều này xét về toàn cục có lợi cho nền kinh tế quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực XNK, bảo hiểm hàng hải, và vận tải đường biển có một ý nghĩa quan trọng.

3.2.2. Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu:

Cần phải từng bước thay đổi tập quán thương mại cũ đã được sử dụng từ lâu tại Việt Nam, chuyển từ nhập theo giá CIF, xuất theo giá FOB, sang nhập theo giá FOB và xuất theo giá CIF để hỗ trợ ngành bảo hiểm trong nước.

3.2.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm

Theo điều lệ của Hiệp hội Bảo hiểm, thì Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển lành mạnh trong thị trường bảo hiểm Việt Nam theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Thông qua ý kiến của hội viên xuất phát từ thực tiễn kinh doanh, Hiệp hội cần đẩy mạnh tham gia đóng góp vào các văn bản dự thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp dụng với ngành bảo hiểm.

Là thành viên của WTO từ năm 2007, các ngành kinh tế nói chung và bảo hiểm nói riêng phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo các thông lệ quốc tế, do đó việc Hiệp hội tổ chức diễn đàn tập huấn phổ biến kiến thức, pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước và phù hợp với luật pháp quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xây dựng và giám sát việc tuân thủ các nguyên nguyên tắc chung về nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, quy chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

3.2.4. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

a) Hoàn thiện sản phẩm Bảo hiểm Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển bằng đường biển

Dựa vào phân tích về chỉ tiêu hiệu quả Chi phí khai thác/Doanh thu khai thác và Chi phí nghiệp vụ/Doanh thu khai thác ở chương II, ta có thể thấy, để thu được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp ngày càng phải bỏ ra một lượng chi phí lớn. Chỉ tiêu khai thác/Doanh thu khai thác trong các năm từ 2005- 2008, lần lượt là: 0.085,0.109,0.133,0.103.

Do vậy, trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gốc cần , chú ý nâng cao hiệu quả khai thác của đại lý. Từ năm 2005, kết quả khai thác của đại lý giảm xuống mức thấp nhất, thể hiện qua chỉ tiêu:

• Hiệu quả khai thác = Doanh thu phí/Chi đại lý, môi giới = 20.4

• Năng suất khai thác = Số đơn cấp/Số đại lý= 16.1

Mặc dù kết quả này là do Công ty thực hiện chế độ chi trả hoa hồng cho đại lý, môi giới theo thông tư mới của Bộ Tài chính số 98/2004/TT-BTC, theo đó, tỷ lệ hoa hồng tăng thêm 6%. Tuy vậy, Công ty càng phải nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác, cắt giảm chi phí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Mặt khác, phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra nhãn mác, số lượng và chất lượng hàng hoá được bảo hiểm tránh tổn thất lớn xảy ra ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Thiết lập mối quan hệ tốt với các đội tàu trong nước, từ đó kiểm soát chất lượng tàu chuyên chở.

Công tác khai thác nghiệp vụ gốc tốt sẽ được đưa vào hợp đồng cố định càng nhiều, giúp ổn định và tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

b) Lựa chọn phương pháp TBH hợp lý:

Khi lựa chọn phương pháp TBH, cần chú ý những điều sau đây:

Đặc trưng của nghiệp vụ hàng hoá: nhiều đơn bảo hiểm hàng hoá có thể được vận chuyển trên cùng một tàu, khởi hành vào cùng địa điểm và thời gian. Khi đó, cần phải chú ý tới các yếu tố tích tụ rủi ro giữa hàng và hàng, hàng với tàu, từ đó, xác định được Giá trị bảo hiểm để thu xếp TBH an toàn nhất.

Xác định giới hạn cần thiết: bằng phương pháp thống kê qua nhiều năm phải xác định được giá trị lớn nhất của:

− Một con tàu tham gia bảo hiểm.

− Một chuyến hàng có thể cấp đơn bảo hiểm.

− Tích tụ rủi ro giữa tàu và hàng.

Xác định mức giữ lại: căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và số liệu thống kê trong quá khứ.

c) Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ phòng TBH

Phần lớn cán bộ công ty nói chung, và cán bộ phòng TBH có tuổi đời còn rất trẻ. Tại trụ sở chính của công ty, các trưởng phòng nghiệp vụ còn rất trẻ, chỉ ngoài 30 tuổi. Đều có trình độ đại học, dĩ nhiên, họ là những con người hết sức năng động, thích ứng nhanh với công việc, có lòng say mê nghề nghiệp và có trách nhiệm. Tuy nhiên do độ tuổi còn quá trẻ, họ chắc chắn không thể có đủ kinh nghiệm để xử lý một số vấn đề nhất định.

Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, công ty cần tổ chức các buổi hội thảo với các đối tác nước ngoài để học tập thêm kinh nghiệm của họ, nhất là giúp các cán bộ hiểu rõ hơn về các luật lệ trong kinh doanh bảo hiểm, TBH quốc tế. Đồng thời, cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc cử cán bộ tham gia các khoá đạo tào phải đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty để tránh lãng phí. Việc kiểm soát chất lượng đào tạo, cũng như tinh thần học tập của họ cũng phải rất cần chú ý.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Trang 74)