Ràng buộc cơ sở khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 62 - 66)

Các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ BHYT, cơ quan BHYT khi thỏa thuận với các cơ sở KCB cần xem xét và cân nhắc kỹ các điều khoản cũng như các quy định mà các cơ sở KCB có thể đáp ứng. Những quy định này không phải ký xong là để đấy mà cần được kiểm tra thường xuyên định kỳ các cơ sở KCB. Công việc này đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giám định viên có chuyên môn về y học đồng thời cũng am hiểu về nghiệp vụ. Trên thực tế hiện nay các cơ sở KCB khi thấy người mang thẻ BHYT đến để KCB thì việc phục vụ tỏ ra rất lơ là và không nhiệt tình phục vụ. Đây cũng là lí do mà người dân không mấy nhiệt tình khi tham gia BHYT vì vậy việc triển khai BHYT TN cũng khó khăn hơn. Công tác kiểm tra đôn đốc thường xuyên của cơ quan BHYT với cơ sở KCB là cần thiết cho việc nâng cao sự phục vụ của cơ sở y tế với người KCB BHYT nói chung và BHYT TN nói riêng.

những năm sau.

Đây là công việc quan trọng phục vụ cho nhiều công việc khác trong quá trình triển khai BHYT TN ở Việt Nam. Qua số liệu thống kê giúp ta có thể biết được tình trạng triển khai BHYT TN, tốt hay chưa tốt…Hơn nữa nếu có số liệu thống kê của nhiều năm ta có thể xây dựng được khung mức đóng hợp lý từ đó giúp triển khai BHYT TN.

Hiện nay công tác thống kê ở BHXH Việt Nam còn chưa được đầu tư và sự quan tâm thực sự đúng mức. Số liệu thống kê sẽ chỉ là những con số không phản ánh được điều gì nếu không có sự phân tích những con số đó. Như vậy BHXH Việt Nam trong thời gian tới nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cho phù hợp với pháp luật, với cơ chế quản lý và điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ về cả số lượng các chỉ tiêu cần thiết, xây dựng về nội dung và phương pháp tính toán từng chỉ tiêu, nguồn tài liệu thu thập. Bên cạnh đó công việc thu thập, chỉnh lý, tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê cũng sẽ phục vụ cho công tác quản lý của toàn ngành. Cuối cùng là tổ chức các cuộc điều tra thống kê cần thiết để phục vụ công tác quản lý đồng thời có thể bổ sung hoàn thiện chính sách BHYT nói chung.

3.2.3 Đối với các cơ quan liên quan.

BHYT TN là một chính sách của Nhà Nước nhằm đảm bảo công bằng trong KCB của các tầng lớp dân cư trong xã hội do vậy cần mang tính tổ chức, không thể là tự phát nhỏ lẻ và không chỉ riêng một cơ quan BHXH Việt Nam có thể thực hiện mà có thể mang lại những kết quả tốt. Để thực hiện BHYT TN thành công góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân các cơ quan có liên quan như các Bộ, Ngành, Hội trung ương, các cấp đảng chính quyền, đoàn thể địa phương cần có phối hợp để thực hiện để thực hiện mục tiêu chung này. Đặc biệt ngành y tế vì chế độ BHYT khi thực hiện luôn đi cùng với hệ thống cung cấp và phân phối dịch vụ y tế của mỗi quốc gia. Nhưng đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT lại luôn là mục tiêu chung trong triển khai BHYT. Quyền lợi của người tham gia BHYT thể hiện bằng việc bảo đảm đáp ứng thuận tiện và đầy đủ các dịch vụ y tế mà người tham gia BHYT có quyền sử dụng chứ không đảm bảo cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế. Do vậy việc thực hiện thành công và phát triển bền vững chính sách chính sách BHYT phụ thuộc không nhỏ vào sự phối hợp với ngành y tế đặc biệt là trong cung ứng dịch vụ chăm sóc y tế, trong kiểm soát việc tăng giá thuốc…khi mà xu hướng chung yêu cầu phải phát triển nhanh chính sách BHYT tức tăng cầu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

nhân dân cần có sự đồng bộ trong cung cấp các dịch vụ y tế đây là vấn đề đặt ra đối với ngành y tế.

KẾT LUẬN

BHYT nói chung và BHYT TN nói riêng với bản chất nhân đạo phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc Việt Nam cho nên đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Sự ra đời và phát triển của BHYT đã chứng minh được tính đúng đắn trong chính sách xã hội của nhà nước. Sau 18 năm hình thành, xây dựng và phát triển, chính sách BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng.

Kết thúc năm 2009 BHYT đã thu hút được khoảng 50% dân số cả nước tham gia, riêng BHYT TN đã thu hút được hơn 11 triệu người đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Số tiền thu về quỹ BHYT TN là một nguồn tài chính quan trọng cho ngành y tế. Đảm bảo về mặt tài chính cho người tham gia trước mọi rủi ro ốm đau bệnh tật, mọi chi phí y tế.

Tác dụng thực tiễn của BHYT TN là điều hiển nhiên, tuy nhiên trong quá trình triển khai BHYT TN đã gặp không ít khó khăn do hạn chế trong nhận thức của quần chúng nhân dân và còn nhiều lúng túng, vướng mắc từ phía tổ chức thực hiện.

Đến năm 2014 nước ta thực hiện BHYT toàn dân, để tiến tới BHYT toàn dân thì việc thực hiện BHYT TN trong thời gian này là rất cần thiết. Ngày 1/1/2010 luật BHYT đã được đưa vào thực hiện song vẫn còn quá sớm để đánh giá hiệu quả đạt được. Hi vọng luật mới này góp phần hạn chế được những khó khăn trong thực hiện BHYT TN, không để xảy ra tình trạng vỡ quỹ BHYT TN ở nước ta trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã Việt Nam, Quá trình hình thành và phát triển BHYT Việt Nam”, nhà xuất bản Hà Nội – 2002.

2. Tạp chí bảo hiểm xã hội số các năm 2007, 2008, 2009.

3. Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định 299/HĐBT, nghị định 58/1998/NĐ-CP, Nghị định 63/2005/NĐ-CP.

4. Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BYT-BTC, Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC, Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC. 5. Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 62 - 66)