Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 33 - 35)

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN

2.1.2.4Giai đoạn từ 10/2005 đến 30/9/

Giai đoạn chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ.

- Từ tháng 10/2005 đến 3/2007: BHYT tự nguyện nhân dân được tổ chức, thực hiện theo Nghị định số 63 và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 của liên Bộ Y tế - Tài chính.

BHYT tự nguyện nhân dân theo vẫn được triển khai theo hộ gia đình và hội viên hội đoàn thể nhưng giảm bớt điều kiện về tỷ lệ số đông khi tham gia (triển khai tại xã phường theo hộ gia đình khi có ít nhất 100% thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ gia đình tại xã, phường tham gia; triển khai theo hội đoàn thể khi có ít nhất 30% số người trong hội tham gia), bỏ điều kiện tham gia đủ lâu theo quy định mới được hưởng một số dịch vụ kỹ thuật. Với Điều lệ mới ban hành kèm theo Nghị định số 63, quyền lợi của bệnh nhân BHYT nói chung và BHYT tự nguyện nhân dân nói riêng được mở rộng gần như tối đa: được thanh toán thực chi, không có trần thanh toán trong điều trị nội trú, không cùng chi trả (trừ một số dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn theo danh mục của Bộ Y tế), được thanh toán một số chi phí mà trước đây không có như chi phí điều trị do tai nạn giao thông, chi phí thủ thuật, phẫu thuật, chi phí vật tư tiêu hao y tế.

Kết quả là số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân tăng nhưng quỹ bị thiếu hụt nghiêm trọng: Năm 2005 số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân là 1.534.233 người, năm 2006 là 3.069.550 người, gấp 10 lần số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân của năm 2004. Theo số liệu quyết toán của BHXH Việt Nam, bắt đầu từ năm 2005 quỹ khám chữa bệnh BHYT tự nguyện bắt đầu bị mất cân đối thu chi: năm 2005 thiếu 246 tỷ đồng, năm 2006 thiếu 1260 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung ở BHYT tự nguyện nhân dân, quỹ BHYT tự nguyện học sinh cũng bị thiếu nhưng không nhiều, chỉ vượt 10-15% số thu BHYT học sinh.

Trước tình trạng quỹ BHYT tự nguyện bị thiếu hụt nghiêm trọng, BHXH Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, phân tích số liệu thu chi và tình hình triển khai BHYT tự nguyện tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, qua đó tìm hiểu, xác định các nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến chi phí khám chữa bệnh BHYT tự nguyện. Có một thực tế là tỉnh, thành phố nào, số người tham gia BHYT tự nguyện nhân dân càng nhiều, thì quỹ BHYT tự nguyện bị bội chi càng lớn. Qua kiểm tra ngẫu nhiên 487 trường hợp bệnh nhân BHYT tự nguyện, có chi phí KCB tương đối lớn trong

một quý, thì hầu hết các trường hợp này rơi vào tình trạng vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay để KCB. Đây có thể coi là ví dụ điển hình của việc “lựa chọn ngược” của BHYT tự nguyện, cứ khi nào có bệnh nặng, phải điều trị tại bệnh viện, khi đó người dân mới mua thẻ BHYT. Vì vậy, BHXH Việt Nam đã tạm dừng việc triển khai BHYT tự nguyện cho các đối tượng tham gia lần đầu, đề nghị liên Bộ nghiên cứu, điều chỉnh lại các quy định, hướng dẫn về BHYT tự nguyện trong những tháng đầu năm 2007.

- Tháng 3/2007, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, thay thế cho Thông số 22. Thông tư số 06 hướng dẫn bỏ hai loại đối tượng BHYT tự nguyện nhân dân là hội viên hội đoàn thể, và thân nhân người lao động, thân nhân của hội viên hội đoàn thể, chỉ còn một đối tượng duy nhất là thành viên hộ gia đình, đồng thời thực hiện việc cùng chi trả chi phí KCB, có thêm điều kiện tham gia đủ lâu mới được quỹ BHYT thanh toán đối với một số bệnh. Đây thật sự là một giai đoạn rất khó khăn đối với đơn vị tổ chức thực hiện chính sách, bởi các quy định của Thông tư 06 về BHYT tự nguyện đã không nhận được sự đồng tình của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là những người bệnh, những người đã có thẻ BHYT, nay thẻ hết hạn, nhưng không được mua thẻ BHYT do quy định mới… và áp lực của công luận cũng ngày một lớn. Thực tế triển khai BHYT tự nguyện năm 2007 cho thấy, số học sinh, sinh viên tham gia BHYT vẫn được giữ vững ở mức trên 8 triệu em, còn số nhân dân tham gia đã giảm đáng kể, chỉ còn 1.371.008 người, chỉ bằng 40% so với năm trước. Số thu về quỹ đạt trên 831 tỷ đồng, tăng so với năm trước do mức đóng được điều chỉnh tăng, tuy nhiên quỹ khám chữa bệnh BHYT tự nguyện vẫn thiếu 1.546 tỷ đồng, do số đối tượng nhân dân tham gia BHYT năm 2006 (trên 3 triệu người), vẫn KCB sang năm 2007.

Những điều chỉnh về chính sách trong thực hiện BHYT tự nguyện theo Thông tư số 06 của liên Bộ chưa đủ thời gian để có thể điều chỉnh, khắc phục những vấn đề cần thiết, thì một lần nữa liên Bộ lại phải thực hiện việc sửa đổi một số điểm của Thông tư số 06 vì mục tiêu an sinh xã hội, kết quả là 10/12/2007, liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 06: quy định mức đóng của các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là mức tối đa quy định tại thông tư số 06, bỏ điều kiện quy định tỷ lệ số đông trong triển khai, ai muốn tham gia đều được đáp ứng, không phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình, trong cộng đồng.

* BHYT tự nguyện nhân dân tại Việt Nam năm 2008:

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 33 - 35)