QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BHYT TỰ NGUYỆN.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 55 - 56)

- Quản lý và sử dụng quỹ BHYT tự nguyện.

BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN

3.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ BHYT TỰ NGUYỆN.

Ngay từ đại hội VI năm 1986, cùng với sự đổi mới toàn diện về kinh tế xã hội của đất nước, đảng đã ra nghị quyết đổi mới trong lĩnh vực y tế, từ đó ngành y tế cũng có những đổi mới bước đầu. Cơ chế bao cấp trong KCB dần chuyển sang cơ chế xã hội hóa trong thanh toán chi phí KCB bằng việc hình thành quỹ BHYT do Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động cùng đóng góp.

Đến năm 1992 sau khi ban hành nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 ban hành điều lệ BHYT, ban chấp hành TW đảng khóa VII ngày 14/1/1993 đưa ra nghị quyết số 04/NQ-HNTW 4 đã nêu lên một định hướng mới trong công tác y tế “tạo nguồn kinh phí để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện thu một phần viện phí, phát triển BHYT”.

Năm 1996, Chính phủ ra nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996- 2000 khẳng định tiếp tục thực hiện tốt việc thu một phần việc phí và phát triển BHYT tăng nguồn tài chính phục vụ KCB cho nhân dân…”.

Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành TW đảng, đảng ta đã đề ra định hướng phát triển BHYT: “tăng đầu tư của nhà nước kết hợp với tạo nguồn thêm nguồn kinh phí khác cho y tế phát triển BHYT”. Với những nghị quyết quan trọng của đảng ta, trong giai đoạn 1992-1998, BHYT phát triển mạnh.

Tiếp đến trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “thực hiện đồng bộ các chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm ngoài tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là cơ sở. Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, bảo đảm các loại thuốc thiết yếu đến với mọi địa bàn dân cư. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế chính sách viện phí có chính sách BHYT cho người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân”.

Việt Nam không phân biệt người giàu, người nghèo, người già, người trẻ, vùng sâu, vùng xa, người sống ở thành phố…đều được chăm sóc sức khỏe bằng mạng lưới BHXH về y tế do nhà nước lập lên và thực hiện. Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc chăm sóc sức khỏe khi ốm đau bệnh tật.

Theo báo cáo chính trị của ban chấp hành TW đảng khóa VIII đã nêu: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và BHYT chi người nghèo, tiến tới BHYT toàn dân”.

Như vậy là thực hiện BHYT, tạo tiền đề cho mọi người được chăm sóc sức khỏe theo điều 39, hiến pháp 1992 của nước ta đã và đang từng bước trở thành hiện thực với quan điểm: “thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân”

Năm 2005 chính phủ ban hành nghị định số 63/2005/NĐ-CP của chính phủ kèm theo điều lệ BHYT đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhằm thực hiện quan điểm của đảng về xây dựng một nền y tế định hướng công bằng hiệu quả và phát triển. Ngày 23/2/2005, bộ chính trị đã ra nghị đã ra nghị quyết số 46/NQ-TW về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đã nêu ra nhiệm vụ đổi mới chính sách tài chính y tế với nhiều giải pháp, trong đó nêu rõ “đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công, giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh. Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014, tuyên tuyền giáo dục để mọi người dân đều tự nguyện tham gia BHYT. Đa dạng hóa các loại hình BHYT, chú ý các loại hình cộng đồng, quỹ xóa đói giảm nghèo….Để hỗ trợ hộ nghèo, người sống ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình BHYT phù hợp. Hoàn thiện cơ chế chính sách củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lí điều hành của hệ thống BHYT, có phương thức thanh toán phù hợp để người tham gia BHYT được chăm sóc với chất lượng tốt, không bị phân biệt trong khám chữa bệnh.

Ngày 14/11/2008 luật Bảo hiểm y tế được quốc hội ban hành. Và bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2010. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Luật này được ban hành là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHYT và là cơ sở để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014.

Tóm lại, sự phát triển của BHYT ở nước ta gắn liền với những định hướng, quan điểm của đảng.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế tự nguyện Việt Nam giai đoạn 2003-2009 (Trang 55 - 56)