Cải cách hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt-Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mĩ (Trang 73)

Ngành ngân hàng Việt Nam là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, nổi bật là đẩy lùi nạn lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt trong huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị tr−ờng ở quy mô lớn hơn trong và ngoài n−ớc, hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Mỹ trong quan hệ đại lý ngân hàng nh− vay vốn ngoại tệ, điều tra khách hàng Mỹ, xác nhận L/C, thanh toán quốc tế...để hỗ trợ và phục vụ có hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh với Mỹ, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ.

Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta cần hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từng b−ớc nâng dần tỷ lệ tín dụng so với GDP lên ngang bằng các n−ớc trong khu vực (tỷ lệ này của Việt Nam hơn 32%, các n−ớc khoảng 50%). Hạ thấp chỉ tiêu về chi phí nghiệp vụ trên tài sản “Có” xuống t−ơng đ−ơng với mức bình quân của khu vực (tỷ lệ này của Ngân hàng Th−ơng mại Việt Nam là 9%, các n−ớc trong khu vực khoảng 2,5-3%). Tiếp đến là hình thành các thị tr−ờng chứng khoán để đáp ứng nhu cầu thu hút vốn trong và ngoài n−ớc; tận dụng các nguồn tài trợ th−ơng mại, nguồn vốn vay của các ngân hàng n−ớc ngoài để cho các doanh nghiệp vay kinh doanh sản xuất và xuất khẩụ Và cuối cùng là lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, tăng c−ờng tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của ngân hàng tr−ớc những biến động của thị tr−ờng trong n−ớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt-Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mĩ (Trang 73)