Bối cảnh cuộc đàm phán th−ơng mại Việt – Mỹ Bối cảnh chung.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt-Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mĩ (Trang 26 - 31)

1.1. Bối cảnh chung.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế nổi bật của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đạị Toàn cầu hoá mà trọng tâm là toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển th−ơng mại trên phạm vi toàn thế giớị Cái đích cuối cùng mà quá trình toàn cầu hoá h−ớng tới là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế .

Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình liên kết, hợp nhất của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, th−ơng mại, đầu t−, tài chính, thông tin, vận tải ... với trình độ phát triển cao, dẫn đến sự hình thành các hệ thống sản xuất, phân phối, hệ thống tài chính toàn cầu, các mạng l−ới thông tin liên lạc và các hệ thống giao thông vận tải toàn cầu, trong đó các công ty xuyên quốc gia, các hệ thống t− nhân và các trung tâm kinh tế đóng vai trò nòng cốt.

Toàn cầu hoá kinh tế là b−ớc phát triển cao của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế - b−ớc phát triển tất yếu khách quan đ−ợc quyết định bởi sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giớị Nhờ có công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi toàn cầụ Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ th−ơng mại, chi phí vận chuyển liên lạc ngày càng giảm đi thì khả năng bán hàng đi các thị tr−ờng xa càng tăng lên, th−ơng mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra giữa các quốc gia và châu lục. Các quan hệ sản xuất, th−ơng mại có tính toàn cầu đã kéo theo các dòng tiền tệ, dòng vốn, dịch vụ...vận động trên phạm vi toàn cầụ Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này thêm náo động và nhanh nhậỵ Cơ cấu kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ do có sự bùng nổ tự do hoá th−ơng mại toàn cầụ Từ năm 1950 đến 1996, tổng sản phẩm thế giới tăng 6 lần trong khi khối l−ợng mậu dịch tăng 16 lần. Sản l−ợng công nghiệp tăng 9 lần trong khi khối l−ợng trao đổi các sản phẩm công nghiệp tăng 31 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP của thế giới trong thập kỷ 90 cao hơn 60% so với tỷ lệ ở năm 1913. Năm 1997, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ th−ơng mại thế giới đạt 6500 tỷ USD - 1/5 sản l−ợng toàn cầụ Th−ơng mại điện tử xuất hiện với khả năng ngày càng phát triển và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. Sự phát triển của công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc giạ Sự phát triển của lực l−ợng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang công phá các bức t−ờng thành quốc giạ B−ớc vào thập kỷ 90 các bức t−ờng thành quốc gia này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên minh Châu âu, ở các quốc gia Bắc Mỹ với mức độ thấp hơn. Các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc giạ Các n−ớc thành viên của Tổ chức Th−ơng mại thế giới cũng đã cam kết một lộ trình dỡ bỏ hàng rào này, tuy nhiên hàng rào th−ơng mại vẫn còn rất mạnh ở nhiều n−ớc và ở ngay cả Liên minh Châu âu hay Bắc Mỹ với những hình thức biến t−ớng đa dạng đã và đang cản trở quá trình toàn cầu hoá.

Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc, đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc giạ Chúng ta có thể

dẫn ra hàng loạt các vấn đề toàn cầu nh−: th−ơng mại, đầu t−, tiền tệ, dân số, l−ơng thực, năng l−ợng, môi tr−ờng …Môi tr−ờng toàn cầu ngày càng bị phá hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt; dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu; các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu âu, Châu Mỹ và Châu á trong thập kỷ 90. Vì vậy cần thiết phải có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với các thách thức đó. “Bàn tay hữu hình” của các Chính phủ chỉ phát huy tác dụng ở các quốc gia riêng lẻ còn trên phạm vi toàn cầu hiện đang có quá nhiều “bàn tay hữu hình” va đập vào nhau chứ ch−a có một “bàn tay hữu hình” chung làm chức năng điêù tiết toàn cầụ Ngoài ra chiến tranh lạnh chấm dứt vào đầu thập kỷ 90 đã kết thúc sự đối đầu giữa các siêu c−ờng, tạo ra một thời kỳ hoà bình, hợp tác và phát triển mớị

Toàn cầu hoá là một quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển xã hội loài ng−ời, là hệ quả của quá trình phát triển của lực l−ợng sản xuất, của các ph−ơng tiện khoa học công nghệ. Toàn cầu hoá, khu vực hoá dẫn đến một hệ quả là hình thành xu thế hội nhập quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các n−ớc, các khu vực không ngừng gia tăng, tạo điều kiện đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới, duy trì môi tr−ờng hoà bình và ổn định, tạo những điều kiện và cơ hội thuận lợi cho sự hợp tác trên quy mô khu vực và toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững của mỗi n−ớc và của toàn thế giớị

Việc tự do hoá th−ơng mại, huỷ bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, xoá bỏ mọi phân biệt đối xử trong quan hệ buôn bán quốc tế đã đánh dấu sự hoà nhập các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi vào một hệ thống đa ph−ơng. Nh− vậy là thời đại của hàng rào thuế quan cao, của cách thức đóng cửa ở một số thị tr−ờng lớn, của một số đặc quyền ít ỏi trong mậu dịch quốc tế dành cho các n−ớc kém phát triển đã chấm dứt. Buôn bán quốc tế chuyển sang một thời đại mới đó là mở rộng tự do buôn bán đ−ợc đánh dấu bằng sự ra đời của WTO và những −u đãi th−ơng mại trong khuôn khổ hợp tác cùng có lợi .

Trong xu thế toàn cầu hoá, th−ơng mại hoá phát triển trên phạm vi toàn thế giới, vấn đề hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan. Con đ−ờng thích hợp với n−ớc ta trong điều kiện hiện nay là hội nhập quốc tế để khai thông thị tr−ờng trong n−ớc với khu vực và thế giới, tạo ra môi tr−ờng kinh doanh có khả năng cạnh tranh caọ Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa ngoại lực, xây dựng nền kinh tế mở kết nối với khu vực và thế giớị Với đ−ờng lối đối ngoại rộng mở, Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các n−ớc, sẵn sàng mở rộng hợp tác, quan hệ hữu nghị với các n−ớc trên thế giới nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu vì hoà bình, ổn định và phát triển.

Hội nhập thực chất là quá trình tham gia vào cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh ngay trên thị tr−ờng nội địa của mình. Tham gia tự do hoá th−ơng mại quốc tế, Việt Nam - một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chi phí nguyên liệu và năng l−ợng tốn kém, mức sử dụng năng l−ợng trên một đơn vị sản phẩm nhiều hơn từ 1,5 đến 2,5 lần, máy móc thiết bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới và đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị tr−ờng sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị tr−ờng thế giới rộng lớn để phát triển kinh tế đất n−ớc. Sản phẩm của Việt Nam sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng thế giới, các nguồn đầu vào của sản xuất và kinh doanh trong n−ớc trở nên phong phú hơn, dễ lựa chọn những loại hàng hoá có chất l−ợng cao hơn và giá cả rẻ hơn đ−ợc cung cấp từ các n−ớc khác trên thế giớị Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhằm giảm giá thành và nâng cao chất l−ợng sản phẩm. Hơn nữa, hàng hoá nhập khẩu nhiều giúp ng−ời tiêu dùng có điều kiện lựa chọn nhiều hơn vì giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn do việc giảm thuế nhập khẩụ Khi thực hiện tự do hoá th−ơng mại, Việt Nam có điều kiện tham gia nhanh chóng vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đạị

Hội nhập khu vực và thế giới là một quá trình tất yếu để tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách với các n−ớc khác trong khu vực và trên thế giớị Quá trình hội nhập sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi kinh tế mạnh hơn sang cơ chế thị tr−ờng với định h−ớng h−ớng mạnh vào xuất khẩụ Chiều h−ớng này sẽ có lợi cho Việt Nam đ−a nền kinh

tế n−ớc nhà lên một quy mô lớn hơn nhiều so với bó hẹp trong khuôn khổ các chính sách bảo hộ, h−ớng nội không hiệu quả. Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều h−ớng và ở nhiều tầng nấc khác nhau: song ph−ơng, tiểu khu vực, liên khu vực và toàn cầụ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng các mối quan hệ th−ơng mại, hợp tác kinh tế với nhiều n−ớc trong và ngoài khu vực. Đáng chú ý, trong thời gian vừa qua, tiếp theo việc bình th−ờng hoá quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để ký kết các Hiệp định kinh tế song ph−ơng về các vấn đề nợ, bản quyền và th−ơng mại, từng b−ớc bình th−ờng hoá quan hệ kinh tế th−ơng mạị Đồng thời, ở mức độ tiểu khu vực, kể từ khi trở thành thành viên ASEAN, ta đã và đang nỗ lực tham gia thực hiện các ch−ơng trình hợp tác kinh tế ASEAN, đặc biệt là ch−ơng trình Khu vực mậu dịch tự do AFTA . Một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam . Sau một thời gian nỗ lực vận động và chuẩn bị, Việt Nam đã đ−ợc các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố kết nạp làm thành viên năm 1998. Đối với tiến trình hợp tác á - âu (ASEM), chúng ta đã cùng các n−ớc Châu á khác tích cực tham gia Hội nghị cấp cao ASEM - 3 ở Seoul (Hàn Quốc) trong 2 ngày 20 - 21/10/2000. Chúng ta cũng đang tích cực chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Th−ơng mại thế giới (WTO), một tổ chức mang tính toàn cầu mà việc tham gia là thể hiện sự hội nhập với thế giớị Đồng thời, ta tích cực hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế nh− WB, IMF nhằm tận dụng một cách có hiệu quả sự hợp tác của các tổ chức đó phục vụ tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của mình.

Việt Nam nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình D−ơng, một khu vực phát triển năng động và đạt đ−ợc độ tăng tr−ởng cao hơn các khu vực khác. Các trung tâm kinh tế trên thế giới, các n−ớc lớn đều h−ớng trọng tâm hoạt động kinh tế, chính trị vào khu vực này và xem đây là nơi chứa đựng nhiều yếu tố quyết định sự phát triển của mình. Châu á- Thái Bình D−ơng chịu ảnh h−ởng ngày càng lớn bởi các mối quan tâm của các n−ớc lớn nh− Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ngạ Trong bối cảnh đó, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị của Việt Nam đ−ợc các n−ớc lớn ngày càng coi trọng và dần trở thành một khâu quan trọng trong chiến l−ợc toàn cầu hoá. Tuy Việt Nam

ch−a phải là đối t−ợng hàng đầu trong chính sách Châu á- Thái Bình D−ơng của Mỹ song một Việt Nam đổi mới, mở cửa, đa dạng hoá và đa ph−ơng hoá quan hệ đối ngoại quả là một đối t−ợng hợp tác không thể thiếu trong cuộc tìm kiếm thị tr−ờng. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam không muốn tụt hậu thì cần phải thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế với các n−ớc khác trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ- một siêu c−ờng chi phối mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầụ

Là một n−ớc đang phát triển, có nền kinh tế chuyển đổi, tham gia hội nhập với xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với đa số các n−ớc khác trong khu vực, vì vậy tiến trình hội nhập quốc tế một mặt đang mở ra nhiều cơ hội cho chúng ta, mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực v−ơn lên của các cấp các ngành. Để hội nhập có hiệu quả, chúng ta phải ra sức tăng c−ờng nội lực, thực hiện những cải cách, điều chỉnh về cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong n−ớc để phù hợp với “luật chơi chung” của quốc tế. Chúng ta cần coi cải cách trong n−ớc và hội nhập quốc tế là “con đ−ờng hai chiều”. Cải cách bên trong sẽ quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập quốc tế, đồng thời quá trình hội nhập sẽ hỗ trợ và thúc đẩy tiến trình cải cách trong n−ớc có nhịp độ nhanh hơn và hiệu quả cao hơn .

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt-Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mĩ (Trang 26 - 31)