Những thành công.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 39 - 42)

1991 Nay theo các nhóm ngành chính Nay theo các nhóm ngành chính Nay theo các nhóm ngành chính Nay theo các nhóm ngành chính.

2.3.1 Những thành công.

Thực tiễn cho thấy công tác xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội, đóng một vai trò quan trọng, thiết thực

trong ch−ơng trình quốc gia về giải quyết công ăn việc làm cho ng−ời lao động. Qua đó đ−ợc thể hiện và ghi nhận trong các điểm sau:

2.3.1.1 Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm.

Thực tế cho thấy, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hàng năm Việt Nam đã đ−a lao động đi làm việc có thời hạn ở n−ớc ngoài trung bình khoảng 30.630 ng−ời/năm(1). Trong đó, năm 1996 đ−a đi đ−ợc 12.660 ng−ời, năm 97 là 18.470 ng−ời bằng 145,89% so với năm 96, năm 98 là 12.240 ng−ời bằng 66,27% so với năm 97, năm 99 là 21.810 ng−ời bằng 178,18% so với năm98, năm 2000 là 31.500 ng−ời bằng 144,4% so với năm 99, năm 2001 là 37.000 ng−ời bằng 117,4% so với năm 2000, năm 2002 là 46.122 ng−ời bằng 123,65% so với năm 2001, năm 2003 dự kiến đ−a đi 50.000 ng−ời bằng 108,4% so với năm 2002. Tuy nhiên tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003 số lao động ta đ−a đi đã v−ợt quá con số lao động dự kiến xuất khẩu trong năm, bằng 143,23% so với năm 2002, đ−a tổng số lao động Việt nam đang làm việc ở n−ớc ngoài lên khoảng 40 vạn tại 40 n−ớc và vùng lãnh thổ với 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, Cơ khí, Điện tử, Dệt may, Chế biến hải sản, Vận tải biển, Đánh bắt hải sản, Dịch vụ, Chuyên gia y tế, Giáo dục, Nông nghiệp…

Song song với việc giải quyết việc làm cho chính ng−ời lao động đi làm việc ở n−ớc ngoài, chính xuất khẩu lao động cũng là tác nhân tích cực kích cầu trong sản xuất và tiêu dùng trong n−ớc. Với hơn 4,6 vạn lao động d−a đi trong năm 2002, đã kéo theo giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong n−ớc do mua sắm t− trang: đồ may mặc, giầy dép, va ly, túi xách tay… chỉ riêng chi phí cho t− trang tr−ớc khi xuất cảnh, xuất khẩu lao động đã đóng góp cho sản xuất trong n−ớc khoảng hơn 25 tỷ đồng(2), ch−a kể đến chi phí cho đi lại, vân chuyển bằng hàng không. Bên cạnh đó, sau khi hết hạn trở về, một số bộ phận ng−ời lao động dựa vào vốn tự kiếm đ−ợc và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình tự hành nghề, lập x−ởng sản xuất, lập trang trại, mua sắm tàu thuyền đánh bắt hải sản… tự quản lý, sản xuất, kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho ng−ời khác.

(1)Số liệu đ−ợc tính từ năm 1996 đến tháng 10 năm 2003.

(2)

41 Nh− vậy bằng xuất khẩu lao động, đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ ng−ời lao động trong n−ớc, làm giảm đ−ợc sức ép thất nghiệp, ở nông thôn cũng nh− thành thị.

2.3.1.2 Xuất khẩu lao động góp phần tăng thu nhập cho ng−ời lao động và ngoại tệ cho đất n−ớc.

Ng−ời lao động đi làm việc có thời hạn ở n−ớc ngoài th−ờng có thu nhập cao, khoảng từ 6 - 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong n−ớc.

Bình quân thu nhập cầm tay(1) của ng−ời đi xuất khẩu lao động khoảng 400USD/tháng. Ước tính từ năm 1996 đến nay, số lao động đi làm việc ở n−ớc ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về n−ớc khoảng 220 triệu USD/năm. Ngoài ra, còn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở n−ớc ngoài gồm những n−ớc đi lao động theo hiệp định cũ (1980 - 1990), những ng−ời sang Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyển về n−ớc khoảng 1 tỷ USD/năm.

Đời sống của ng−ời đi xuất khẩu lao động đ−ợc cải thiện và cũng là giải pháp nhanh nhất để xoá đói giảm nghèọ

2.3.1.3 Xuất khẩu lao động góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo, nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực.

Trong điều kiện hiện tại, thời gian đổi mới nền kinh tế của Việt Nam ch−a lâu, điều kiện kinh tế n−ớc nhà còn hạn hẹp, hàng năm nhà n−ớc phải bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng kinh phí cho đào tạo nghề nghiệp và nâng cao tay nghề cho ng−ời lao động. Hàng loạt các trung tâm, các tr−ờng trung học dạy nghề đ−ợc mở ra xong vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của thực tế nên ta ch−a có điều kiện để đào tạo cho hầu hết mọi đối t−ợng lao động trong n−ớc. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động ngoài mục đích giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho ng−ời lao động còn có một số nhiệm vụ quan trọng khác là: qua lao động ở n−ớc ngoài, ng−ời lao động tiếp thu kinh

nghiệm quản lý, sản xuất tiên tiến, nâng cao, trình độ tay nghề, nghiệp vụ của mình cũng nh− rèn luyện tác phong và kỷ luật công nghiệp, kể cả trình độ ngoại ngữ, góp phần cải thiện và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất n−ớc. Sau khi về n−ớc chính họ sẽ trở thành một nguồn lao động có kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cao… bổ sung vào lực l−ợng lao động có trình độ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong n−ớc…

2.3.1.4 Xuất khẩu lao động góp phần củng cố các mối quan hệ và hội nhập Quốc tế.

Ngoài những giá trị thiết thực mang lại cho đất n−ớc, xuất khẩu lao động còn góp phần tích cực, quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ tại những nơi lao động ta đến làm việc. Thông qua ng−ời lao động, công nhân các n−ớc cùng làm việc và ng−ời dân bản xứ có thể tìm hiểu về đất n−ớc, con ng−ời cũng nh− truyền thống văn hoá Việt Nam. Từ đó làm cho các mối quan hệ ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn. Ngoài các mối quan hệ của ng−ời lao động ra thì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà n−ớc với nhà n−ớc cũng không ngừng đ−ợc cải thiện. Do vậy xuất khẩu lao động một mặt đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội to lớn, nh−ng mặt khác lại góp phần củng cố các mối quan hệ hợp tác cũng nh− hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)