2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tốt công tác thu
3.3. Với các sở có liên quan
* Sở kế hoạch - đầu tư
Sở Kế hoạch - Đầu tư là nơi mà doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy đây là cơ quan nắm rất rõ về số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn quận. Vì vậy, cơ quan BHXH cần có sự phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư để được cung cấp kịp thời tên những doanh nghiệp đang hoạt động và mới bắt đầu đăng ký thành lập để cơ quan BHXH có thể đối chiếu với các doanh nghiệp đã tham gia BHXH. Từ đó, tìm ra những đơn vị đã hoạt động, có đủ điều kiện tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Qua đó, lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan BHXH quận nhìn nhận lại công tác tuyên truyền về BHXH đến các doanh nghiệp đã được thực hiện hiệu quả hay chưa.
* Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Các doanh nghiệp khi sử dụng lao động đều phải đăng ký với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về danh sách lao động và thang bảng lương. Cơ quan này cần có trách nhiệm cung cấp những thông tin này cho cơ quan BHXH để đối chiếu, phát hiện vi phạm về đăng ký số người tham gia và mức lương để tiến hành xử phạt.
Cử thanh tra lao động cùng với cơ quan BHXH để tăng cường công tác thanh, kiểm tra thanh tra lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì hoạt động kinh doanh của những đối tượng này rất phức tạp, liên tục có sự thay đổi về nhân sự. Vì có nhiều nghiệp vụ kiểm tra lao động mà cơ quan BHXH không có quyền hạn để thực hiện mà phải nhờ đến sự can thiệp của thanh tra lao động thì cơ quan BHXH mới có được những số liệu cần thiết liên quan đến những vấn đề đó. Do đó việc thanh kiểm tra cùng với thanh tra lao động sẽ giúp cơ quan chức năng nắm rõ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được những vi phạm về BHXH.
lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. BHXH là một trong những quyền lợi đó. Vì vậy công đoàn có trách nhiệm bảo vệ người lao động khi có các vi phạm về BHXH xảy ra trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người lao động. Như vậy, công đoàn là một cánh tay hỗ trợ đắc lực cho cơ quan BHXH trong việc tạo áp lực cho doanh nghiệp trong vấn đề đóng BHXH.
Liên đoàn lao động quận cần có các biện pháp yêu cầu thành lập công đoàn đầy đủ tại các đơn vị có sử dụng lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dù thành lập đã lâu nhưng vẫn không có tổ chức công đoàn. Không phải do họ không biết mà do họ cố tình không thành lập. Liên đoàn cũng cần phải đưa ra các quy định chặt chẽ để đảm bảo công đoàn tại các doanh nghiệp thực hiện đúng với vai trò của mình là bảo vệ quyền và lợi ích người lao động, khâu thành lập công đoàn phải được thực hiện dân chủ, công khai. Vì khi có những vi phạm về quyền lợi của người lao động xảy ra, công đoàn sẽ là tổ chức đại diện cho người lao động đòi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ trong đó có cả nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động.
Tổ chức tập huấn về Luật Bảo hiểm xã hội cho tổ chức công đoàn, từ đó tổ chức này sẽ nắm được những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động về BHXH. Nếu trong doanh nghiệp có xảy ra vi phạm về BHXH thì tổ chức công đoàn có thể phát hiện được và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng luật bảo vệ người lao động về quyền tham gia BHXH.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH thông qua nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu, phát tờ rơi cung cấp thông tin, nội dung về ý nghĩa, mục đích của chính sách BHXH và nội dung Luật BHXH.
*Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương
UBND quận, quận ủy cần tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo để đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quận với cơ quan BHXH. Vì các cơ quan như Sở Lao động Thương binh Xã hội, Sở kế hoạch Đầu tư, BHXH là những cơ quan hoạt động độc lập với nhau. Họ không có nghĩa
vậy, cần có cơ quan đứng ra yêu cầu các cơ quan này hỗ trợ cho nhau để thực hiện một số nghiệp vụ, công việc mà cơ quan này cần mà không thể làm nhưng lại thuộc quyền hạn của cơ quan kia. Nếu như không có sự tham gia của UBND, quận ủy thì các cơ quan sẽ không tự giác có sự phối hợp với nhau vì các cơ quan này không có trách nhiệm phải hỗ trợ cho BHXH. Do vậy cần có sự lãnh đạo, thống nhất để các cơ quan hữu quan cùng hợp tác với BHXH để cơ quan BHXH có thể thực hiện tốt công tác thu. Nếu chỉ có một mình cơ quan BHXH thì sẽ không thể nắm được các thông tin phục vụ cho công tác thu như số lượng lao động chính xác trong các doanh nghiệp, hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp....
KẾT LUẬN
Như vậy, trong giai đoạn từ 2007 đến 2010, công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD tại BHXH quận Ba Đình đã đạt được nhiều thành tích về số thu, số đối tượng tham gia và các công tác liên quan đến công tác thu. Tuy nhiên tồn tại song song với điều đó vẫn là một số mặt hạn chế. Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD, BHXH Ba Đình cần phát huy hơn nữa những ưu điểm, những thế mạnh vốn có đồng thời cố gắng khắc phục tối đa những hạn chế còn tồn tại. Có như vậy thì công tác thu BHXH của khối DNNQD mới thực sự phát huy hết được khả năng của nó, khai thác tối đa tiềm năng thu của khối ngoài quốc doanh, góp phần ổn định và phát triển quỹ BHXH.
Sự mở rộng đối tượng tham gia BHXH sang khu vực này thể hiện sự bình đẳng của người lao động trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề. Đây là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ người lao động, một lực lượng lớn trong nền kinh tế xã hội, những người đóng vai trò xây dựng kinh tế đất nước.
Tuy đã triển khai được trong một khoảng thời gian dài nhưng song song với những thành tựu, ưu điểm, vấn đề thực hiện BHXH của khối ngoài quốc doanh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập không chỉ tại BHXH Ba Đình nói riêng mà trên cả nước nói chung. Hi vọng trong thời gian tới, với
thiện, chặt chẽ hơn để tất cả những người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng của họ, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( Năm 2007), Luật Bảo hiểm
xã hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Trường Đại học Lao đông - Xã hội (Năm 2008), Giáo trình Bảo hiểm
xã hội 1, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. Trường đại học Lao động - Xã hội ( Năm 2008), Giáo trình quản trị Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định 902/ QĐ - BHXH, năm 2007. 5. Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2011 của BHXH quận Ba Đình.
6. Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2007, 2008, 2009, 2010 của BHXH quận Ba Đình.
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định 1333/ QĐ - BHXH, năm 2008.
8. Nghị định 86/2010/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH 3
1. Một số khái niệm …... 3
1.1. Khái niệm về BHXH... 3
1.2. Khái niệm thu BHXH... 4
1.3. Khái niệm thu BHXH của DNNQD……... 5
1.3.1. Khái niệm về DNNQD và thành phần kinh tế của DNNQD... 5
1.3.1.1. Khái niệm về DNNQD... 5
1.3.1.2. Các thành phần kinh tế của DNNQD... 5
1.3.2. Khái niệm thu BHXH của DNNQD... 7
2. Vai trò của thu BHXH... 7
3. Nội dung thu BHXH... 8
3.1. Đối tượng tham gia BHXH... 8
3.2. Mức đóng và phương thức đóng... 9
3.3. Tổ chức thu BHXH... 13
3.3.1. Phân cấp thu... 13
3.3.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm... 13
3.3.3. Quy trình thu... 14
3.3.4. Quản lý tiền thu... 15
3.3.7. Truy thu... 17
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH nói chung và công tác thu BHXH ở DNNQD nói riêng... 17
4.1. Chính sách tiền lương... 17
4.2. Cơ cấu dân số... 18
4.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế... 19
4.4. Công tác thông tin tuyên truyền... 19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH 20 1. Đặc điểm tình hình thực hiện chính sách BHXH tại BHXH quận Ba Đình... 20
1.1. Khái quát về quận Ba Đình... 20
1.2. Khái quát về đơn vị BHXH quận Ba Đình... 20
1.2.1. Vị trí, chức năng... 21
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH quận Ba Đình... 22
1.2.3.Cơ cấu tổ chức... 23
1.3. Đội ngũ cán bộ, lao động của đơn vị... 24
2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD tại BHXH quận Ba Đình... 25
2.1. Tổ chức thu... 25
2.1.1. Tổ chức lực lượng thu... 25
2.1.2. Lập kế hoạch thu... 26
2.1.3. Quy trình thu... 31
2.1.4. Quản lý tiền thu... 34
2.2. Kết quả thu BHXH của khu vực ngoài quốc doanh tại BHXH Quận Ba Đình giai đoạn năm 2007 - 2010 và số người tham gia... 35
2.2.1. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH... 35
2.2.2. Số tiền thu... 37
2.2.3. Tình hình nợ đọng... 39
2.3. Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD tại BHXH Ba Đình trong giai đoạn 2007 - 2010... 44
2.3.1. Ưu điểm... 44
2.3.2. Tồn tại... 45
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại... 48
2.3.3.3. Về phía tổ chức công đoàn... 48
2.3.3.4. Về phía nhà nước... 49
2.3.3.5. Về phía cơ quan BHXH... 50
2.3.3.6. Một số nguyên nhân khác ... 50
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC CỦA KHỐI DNNQD TẠI BHXH QUẬN BA ĐÌNH 51 1. Định hướng phát triển công tác thu BHXH bắt buộc trong thời gian tới tại BHXH quận Ba Đình... 51
2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện tốt công tác thu
BHXH của khối DNNQD tại BHXH Quận Ba Đình... 52
2.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH... 52
2.2. Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH của khối DNNQD... 54
2.3. Hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH... 55
2.4. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ thu... 56
2.5. Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH, đốc nợ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; xử lý nghiêm đối tượng vi phạm...
57 3. Một số khuyến nghị... 58
3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước... 58
3.2. Đối với BHXH Việt Nam... 59
3.3. Với các sở có liên quan... 59
KẾT LUẬN 62
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Danh mục hình
Hình 1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức tại BHXH quận Ba Đình... 23
Hình 2 : Biểu đồ Cơ cấu cán bộ tại BHXH quận Ba Đình... 24
Hình 3 : Biểu đồ Số kế hoạch thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD... 31
Hình 4 : Quy trình thu BHXH, BHYT bắt buộc... 31
Hình 5 : Sơ đồ trình tự thủ tục tham gia BHXH... 32
Hình 6 : Biểu đồ số lao động trong DNNQD... 36
Hình 7 : Biểu đồ số liệu nợ đọng BHXH của khối DNNQD... 39
Danh mục bảng Bảng 1 : Tiền lương, tiền công làm căn cứ thu BHXH, BHYT... 29
Bảng 2: Số lao động và số DNNQD... 30
Bảng 3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của khối DNNQD... 35
Bảng 4 : Số thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 - 2010 của khối DNNQD... 37
Bảng 5: Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc quận Ba Đình... 38
Bảng 6: Số liệu nợ đọng của khối DNNQD giai đoạn 2007 - 2010... 39