Tình hình nợ đọng

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD

2.2.3.Tình hình nợ đọng

Hình 7: Biểu đồ Số liệu nợ đọng BHXH của khối DNNQD

Bảng 6 : Số liệu nợ đọng của khối DNNQD giai đoạn 2007 - 2010 Đơn vị: Đồng Năm 2007 2008 2009 2010 BHXH 8.171.903.45 0 6.894.372.986 4.578.368.098 3.218.001.636 Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng) -1.277.530.464 -2.316.004.888 -1.360.366.462 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) -15,63 -33,59 -29,71 Nguồn: BHXH Quận Ba Đình

DNNQD ngày càng giảm dần. Năm 2007, tổng số nợ BHXH bắt buộc của khối là 8.171.903.450 đồng thì năm 2008 đã giảm xuống 15,63%(tương ứng 1.277.530.464) còn 6.894.372.986 đồng.

Năm 2009, với mức giảm 33,59% so với năm 2008 (tương ứng 2.316.004.888 đồng), số nợ của toàn khối DNNQD tại quận Ba Đình chỉ còn 4.578.368.098 đồng.

Tính đến hết năm 2010, tổng số nợ BHXH bắt buộc của các DNNQD chỉ còn 3.218.001.636 đồng, giảm 29,71% so với năm 2009.

Nợ đọng BHXH sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn quỹ BHXH. Nếu các doanh nghiệp nợ trong thời gian dài, với số tiền lớn thì sẽ làm thâm hụt quỹ. Điều này sẽ làm giảm khả năng chi trả chế độ cho người lao động của quỹ BHXH do thu không đủ chi và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Bên cạnh đó, nguồn thu không đủ làm cho hệ thống BHXH không có đủ kinh phí để hoạt động, không thể tổ chức được nhiều các hoạt động nâng cao chất lượng công việc của cả hệ thống BHXH trong đó có cả công tác thu làm cho số thu sẽ càng ít đi.

Nợ đọng không chỉ ảnh hưởng đến quỹ BHXH, người lao động mà còn có tác động xấu đến chính bản thân doanh nghiệp.

Trước năm 2007, thì chưa có luật quy định về việc tính lãi số tiền đóng chậm. Nhưng từ quý 4 năm 2007, cơ quan BHHXH Quận Ba Đình đã thực hiện tính lãi theo quy định của Nhà nước. Vì vậy mà càng nộp chậm với số tiền ngày càng nhiều thì số lãi mà doanh nghiệp phải nộp sẽ ngày càng lớn. Việc này sẽ khiến cho doanh nghiệp mất nhiều chi phí hơn làm lợi nhuận giảm đi.

* Các trường hợp tính lãi

- Số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng tính theo kỳ hạn đóng theo định kỳ (đóng hàng tháng hoặc đóng theo quý);

- Số tiền chưa đóng, chậm đóng phải truy đóng do người sử dụng lao động vi phạm các quy định tại điều 134 Luật BHXH như không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

số tiền được quyết toán phải đóng vào tháng đầu của quý sau nhưng không đóng.

* Cách tính số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi:

Gọi số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi tháng này là D: D = Tổng số tiền nợ BHXH của tháng trước liền kề - Số phải nộp phát sinh BHXH của tháng trước liền kề - Số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát

sinh từ đầu quý

Trường hợp đơn vị có Phiếu đăng ký không giữ lại 2%:

D = Số phải nộp phát sinh BHXH

của tháng trước liền kề -

Số tiền BHXH 2% để lại đơn vị phát sinh từ đầu quý

* Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi:

- Thời hạn nộp tiền BHXH: Hằng tháng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đơn vị phải nộp tiền BHXH phát sinh trong tháng.

- Thời điểm tính lãi: Sau 01 tháng kể từ ngày quá hạn phải nộp BHXH.

- Thời gian chậm nộp phải chịu tính lãi: Kể từ tháng đầu tiên sau thời hạn nộp tiền.

* Công thức tính lãi:

L = D x (K/12) Trong đó:

L : Số tiền lãi phải nộp phát sinh.

D : Số tiền chậm nộp phải chịu tính lãi (tính theo tháng).

K : Tỷ lệ % lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

* Lãi suất hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH:

- Tháng 01/2007 - 12/2007 là 8,40% / 1 năm = > 0,70% / tháng. - Tháng 01/2008 - 05/2008 là 8,76% / 1 năm = > 0,73% / tháng. - Tháng 06/2008 - 12/2008 là 14% / 1 năm = > 1,167% / tháng. - Tháng 01/2009 - 05/2009 là 8% / 1 năm = > 0,667% / tháng. * Một số lưu ý : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 tháng trở lên. Như vậy lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: tiền

chậm nộp tháng 01/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2008 và được

ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2008, tương tự tiền chậm nộp tháng

02/2008 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 03/2008 và được ghi thu vào

kỳ thông báo tháng 04/2008 v.v…

- Theo quy định của BHXH Việt Nam số tiền thực đóng BHXH, BHYT trong kỳ của mỗi đơn vị được phân bổ theo thứ tự sau:

- Tiền nợ BHYT kỳ trước chuyển sang (nếu có). - Tiền BHYT phải đóng kỳ này.

- Tiền lãi do chậm đóng đến kỳ này (nếu có). - Tiền nợ BHXH kỳ trước chuyển sang (nếu có). - Tiền BHXH phải đóng kỳ này.

* Luật BHXH quy định đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản… cho người lao động; Do đó, nếu đơn vị đã chọn phương án nộp đủ BHXH, BHYT thì phải có phiếu đăng ký “không giữ lại 2%” nộp cho Cơ quan BHXH trước ngày đầu quý (trường hợp đơn vị không nộp phiếu đăng ký xem như chọn phương án giữ lại 2%), khi có quyết toán các chế độ ốm đau, thai sản… cơ quan BHXH sẽ chuyển đủ số tiền cho đơn vị theo quyết toán được duyệt; Nếu đơn vị đã đăng ký “không giữ lại 2%” nhưng không thực hiện đúng; số tiền nộp thiếu (2%) sẽ bị tính lãi chậm nộp theo quy định.

Ví dụ:

Công ty ABC có số liệu về tình hình đóng BHXH, BHYT tháng 01/2009 như sau :

Tổng số lao động : 100 người

Mức lương tham gia BHXH - BHYT : 1.000.000 đồng / người

Tổng quỹ lương tham gia BHXH - BHYT tháng 01/2009 là 100.000.000 đồng.

Số phải nộp BHXH – BHYT tháng 01/2009 là : 23.000.000 đồng, trong đó :

- Số phải nộp 20% quỹ BHXH : 20.000.000 đồng. - Số phải nộp 3% quỹ BHYT : 3.000.000 đồng

- Tổng quỹ lương tham gia BHXH tháng 2/2009 không thay đổi so với tháng 01/2009.

trong đó :

- Số phải nộp 20% quỹ BHXH : 20.000.000 đồng. - Số phải nộp 3% quỹ BHYT : 3.000.000 đồng

- Ngày 20/02/2008 đơn vị nộp tiền BHXH-BHYT tháng 01/2009 : 23.000.000 đồng.

Như vậy công ty ABC sẽ bị tính lãi như sau:

Theo hướng dẫn tại mục (5), số tiền đóng BHXH, BHYT được phân bổ như sau :

Nội dung Số phải đóng Phân bổ tiền Còn nợ

- Tiền nợ BHYT

tháng 01/2009 3.000.000 3.000.000 0

- Tiền BHYT phải đóng

tháng 02/2009 3.000.000 3.000.000 0 - Tiền lãi do chậm đóng đến tháng 02/2009 0 0 0 - Tiền nợ BHXH tháng 01/2009 chuyển sang 20.000.000 17.000.000 3.000.000 - Tiền BHXH phải đóng tháng 02/2009 20.000.000 20.000.000 Cộng : 46.000.000 23.000.000 23.000.000

- Như vậy, sau khi phân bổ tiền đóng BHXH – BHYT như trên theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ cho quỹ BHYT, số tiền nợ 20% BHXH tháng 01/2009 của Công ty ABC phải chịu phạt tính lãi chậm nộp là : 3.000.000 đồng.

- Tháng 03/2009 tính lãi chậm nộp của tháng 01/2009.

- Lãi do chậm nộp tháng 01/2009 là : 3.000.000 x 8%/năm /12 = 20.000 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãi chậm nộp tháng 01/2009 được thông báo trên biểu 08-TBH “Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT quý 01/2009”

Hơn nữa, khi quỹ BHXH không đủ để chi trả cho các chế độ của người lao động tức là quyền lợi của người lao động không được đảm bảo thì người lao động sẽ không thể tập trung làm việc. Mất quyền lợi hưởng các chế độ sẽ làm họ lo lắng cho mình nếu những rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, hàng tháng,

nghiệp lại không đóng số tiền đó mà sử dụng vào mục đích khác làm cho người lao động cảm thấy bất công. Do đó họ không thể tập trung làm việc và không muốn làm việc hết mình khi quyền lợi của họ không được bảo đảm. Việc này dẫn đến giảm năng suất lao động, tác động trực tiếp lên công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận.

Như vậy, số liệu qua các năm thể hiện tình hình nợ đọng của các DNNQD tại Quận Ba Đình ngày càng được cải thiện song vẫn chưa hoàn toàn triệt để.

Hiện nay, thực hiện chỉ thị của BHXH thành phố Hà Nội, BHXH quận Ba Đình đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đưa ra tòa một số đơn vị nợ tiền BHXH trong thời gian dài với số tiền lớn. Đây là một trong những biện pháp nhằm răn đe các đơn vị có nợ đọng, cố tình chây ỳ không đóng BHXH. Năm 2010, BHXH quận Ba Đình mới chỉ khởi kiện được 1 đơn vị và sau khi bị kiện thì đơn vị mới chỉ đóng lại 2/3 số tiền nợ đọng. Như vậy, mặc dù đây là một biện pháp hữu hiệu song do thủ tục thực hiện còn phức tạp nên chưa thể phát huy hết hiệu quả của biện pháp này.

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)