Số tiền thu

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc của khối DNNQD

2.2.2.Số tiền thu

Là một trong ba Quận lớn của Thành phố Hà Nội với diện tích rộng và số lượng doanh nghiệp lớn, hàng năm số thu BHXH bắt buộc của các DNNQD tại Ba Đình là rất lớn. Từ năm 2007 đến 2010, số thu này liên tục tăng lên.

Bảng 4 : Số thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 - 2010 của khối DNNQD

Đơn vị: Đồng Năm 2007 2008 2009 2010 BHXH 75.623.380.831 130.009.675.98 2 136.674.985.00 8 141.203.818.365 Lượng tăng giảm tuyệt đối (đồng) 54.386.295.151 6.665.309.026 4.348.833.357 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 71,97 5,12 3,31 Nguồn: BHXH Quận Ba Đình

Năm 2008, số thu đạt mức 130.009.675.982 đồng, tăng 71,97% (tương ứng với 54.386.295.151 đồng) so với 2007. Đây là năm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.

So với năm 2008, năm 2009 số thu có tăng (5,12% tương ứng 6.665.309.026 đồng).

Đến năm 2010, số thu BHXH bắt buộc của các DNNQD tại BHXH Quận Ba Đình đạt 141.203.818.365 đồng, tăng 3,31% so với năm 2008.

Số thu BHXH bắt buộc tăng trong giai đoạn 2007 - 2010 là do:

- Sự điều chỉnh của mức lương tối thiểu của Nhà nước đối với các DNNQD. Trong vòng 4 năm, Nhà nước ta đã thực hiện 3 lần tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong khối ngoài quốc doanh từ mức 620.000 đồng lên mức 1.050.000 đồng. Việc tăng lương này nhằm mục đích đảm bảo mức sống của người lao động trước các biến động của nền kinh tế như lạm phát, khủng hoảng kinh tế.... Mà mức thu BHXH dựa trên mức tiền lương tiền công của người lao động. Do đó, khi mức lương tối

BHXH bắt buộc cũng tăng lên.

- Sự tăng lên của số lượng DNNQD và số lao động qua từng năm cũng làm cho số thu BHXH bắt buộc tăng lên. Số người tham gia càng nhiều thì số tiền nộp BHXH sẽ càng lớn.

- Sự gia tăng của mức đóng theo quy định của Luật BHXH. Trước năm 2010, người lao động đóng 5% mức tiền lương tiền công hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương. Nhưng từ năm 2010, mức đóng của người lao động tăng lên 6% và người sử dụng lao động tăng lên 16%, mức đóng BHYT tăng từ 3% lên 4,5%. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng số thu BHXH bắt buộc.

Bảng 5 : Kết quả thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc Quận Ba Đình Đơn vị tính: đồng

Năm Số kế hoạch Số thực hiện Tỷ lệ %

2007 71.634.789.376 75.623.380.831 105.56

2008 127.356.478.345 130.009.675.982 102.83

2009 132.789.098.789 136.674.985.008 102.92

2010 139.685.958.343 141.203.818.365 101.08

Nguồn: BHXH quận Ba Đình

Qua bảng trên có thể thấy, số thu BHXH bắt buộc của DNNQD qua các năm đều vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Năm 2007 vượt 5.56%, năm 2008 vượt 2,83%, năm 2009 vượt 2,92% và năm 2010 vượt 1,08%. Đây là một kết quả đáng khích lệ cho các bộ cán bộ thu nói chung và toàn thể cán bộ BHXH Ba Đình nói riêng. Ở đây kế hoạch đặt ra là hoàn toàn hợp lý, khoa học như đã phân tích ở phần Lập hoạch thu. Số kế hoạch lập ra hoàn toàn sát với tình hình thực tế. Việc số thu luôn vượt mức chỉ tiêu là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ thu cũng như Ban Lãnh Đạo BHXH quận Ba Đình.

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình. Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)