Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 79 - 80)

II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

3. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm

Với ngành BHNN, DN BH cần đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Cần phân đoạn TT BHNN Việt Nam thành 3 đối tượng lớn, là hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lể, và hộ sản xuất lớn với những nhu cầu BH khác nhau. Nếu mục tiêu của BHNN là cung cấp một kênh chia sẻ rủi ro có hiệu quả, thì BH đa hiểm họa, chỉ nên tập trung vào đối tượng là các hộ sản xuất lớn.

Hai đối tượng còn lại ( hộ nông dân nghèo, hộ nông dân nhỏ lẻ), do mang tính chất nhỏ lể manh mún, với số lượng lớn,nhưng thực sự lại ít có khả năng mua BH, hoặc nếu mua thì chi trả các khoản phí BH rất thấp nên áp dụng các hình thức BH đơn hiểm họa, BH theo chỉ số.

Các DN BH cần đưa ra mức khấu trừ (5% - 10%) và tỉ lệ bồi thường (70% - 80%) một cách hợp lý tùy theo từng loại cây trồng, vật nuôi để người nông dân cùng gánh trách nhiệm, không ỷ lại vào BH khi có thêm thiên tai, tai nạn chủ động đề phòng hạn chế tổn thất (tát nước khi bắt đầu có hạn, phun thuốc khi bắt đầu có sâu bệnh) và thực hiện sự chỉ đạo hướng dẫn của DN BH khi những rủi ro trên xảy ra, ngăn chặn không để thiệt hại phát sinh thêm.

Các DN BH nên tiếp xúc và hợp tác với các DN chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: các công ty sản xuất lương thực thực phẩm trong nước, các đơn vị xuất nhập khẩu nông sản, hay hệ thống các siêu thị trên toàn quốc; tức là tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp mà DN BH.Có đẩu ra cho sản phẩm tốt sẽ trói người nông dân vào quy trình trồng trọt, chăn nuôi đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật do nhà tiêu thụ sản phẩm quy định. Và quy trình sản xuất khoa học như vậy cũng sẽ làm giảm thiểu được phần nào rủi ro cho người nông dân.Ví dụ như DN BH liên kết với chuỗi cửa hàng KFC, BBQ để cung cấp thịt gà, khoai tây đạt chất lượng cho cửa hàng. Hay các DN BH liên kết với hệ thống siêu thị để cung cấp rau quả sạch.

Đặc biệt, các Công ty BH cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp như các viện nghiên cứu, kinh doanh cây con để họ chuyển giao cũng như trợ giúp, giám sát người dân thực hiện qui trình kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.

Với sự trợ giúp của chính phủ để tất cả các ban ngành có thể vào cuộc tuyên truyền cho BHNN thì các DN cần đặt đại lý của mình ở đó để quảng cáo, tuyên truyền cụ thể hơn về các sản phẩm BHNN của mình để người dân tin và mua BH. Các đại lý đó chính là các cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông dân, cán bộ cơ sở phụ nữ, những người nông dân làm giàu giỏi đã tham gia BH, và cả ở các viện nghiên cứu cây trồng vật nuôi ở địa phương….Đây là một mô hình đã thực hiện rất tốt ở Philipines.

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)