Giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 75 - 78)

II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

1. Giải pháp về phía Nhà nước

BHNN chỉ thực sự có thể thực hiện thành công khi nó trở thành một chính sách của Nhà nước. Bởi nó không chỉ dừng ở vấn đề lợi nhuận mà nó còn mang ý nghĩa XH thiết thực, sâu sắc, có tính ổn định, lâu dài

Xây dựng những cơ chế quản lý kinh doanh BH và các chính sách hỗ trợ phí BH, đồng thời có chính sách ưu đãi cho Công ty BH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như miễn thuế thu nhập trong những năm đầu, hỗ trợ DN trong những trường hợp thiên tai

mang tính thảm học trên diện rộng,hay khuyến khích các DN BH hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý lĩnh vực này,hoặc Nhà nước có thể trợ giúp DN chi phí đào tạo nguồn nhân lực để triển khai sản phẩm trên toàn quốc

Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện trong chính sách hỗ trợ, khuyến khích, định hướng cho nông dân chăn nuôi và trồng trọt theo một quy trình khoa học. Một mặt, nó giúp người nông dân tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh, phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn, mặt khác giúp DN BH quản lý rủi ro tốt hơn. Đây cũng là một hình thức người nông dân chia sẻ rủi ro với DN.

Triển khai thí điểm hình thức BH sau: DN BH sẽ đứng ra bán BH, khi xảy ra tổn thất Nhà nước sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của DN BH. Thông thường được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt hoặc những tổn thất mang tính thảm hoạ như dịch bệnh, bão lụt….Trước đây, trong suốt một thời gian dài, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Agribank trở thành vai trò chủ chốt trong việc cho hàng triệu hộ nông dân vay vốn để sản xuất, song, lại chưa phân biệt được những rủi ro mà người dân có thể gặp phải. Do đó, khi gặp thiên tai, thảm họa, Agribank thường phải khoanh nợ, xóa nợ cho nông dân.Trên thực tế, Agribank đã hoạt động như một DN BHNN, nhưng phí trả cho rủi ro mà thiên tai gây ra lại được Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách, thay vì do nông dân đóng. Điều này không tạo ra động lực để các hộ dân ứng xử chủ động và có kế hoạch đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai. Hiện nay, việc thành lập công ty Cổ phần BH nông nghiệp ABIC đã phần nào giảm được sự ỉ lại vào Nhà nước tuy nhiên, vẫn còn rất ít hoặc hầu như chưa có các sản phẩm nông nghiệp. Mà phần lớn những rủi ro tổn thất lớn của về BHNN mà DN phải chịu vẫn do ngân sách nhà nước chi trả dẫn đến sự thụ động, ỷ lại của DN vào nhà nước về lĩnh vực này.

Bảng 8- Ví dụ về một cơ chế chia sẻ rủi ro trong BHNN:

Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 200% và cao hơn

Chính phủ chi trả tổn thất ( Ví dụ 50% từ NS trung ương, 50% từ ngân sách địa phương)

Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 110%- - 200%

Tái BH và các công cụ chuyển giao rủi ro khác chi trả tổn thất Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 75% - 110% Dùng dự trữ và vay tín dụng chi trả tổn thất Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 15% - 75% Dùng phí BH chi trả tổn thất

Tỷ lệ tổn thất so với phí BH 0 – 15% Không chi trả, nông dân tự chịu

( Nguồn: Đề xuất của ông Phạm Xuân Hoan - Cục Quản lý Giám sát BH, Bộ Tài chính - dựa trên đề xuất của World Bank cho Trung Quốc và Mongolia)

Tinh thần của cơ chế này: Chính phủ hỗ trợ, người dân tham gia và DN thực hiên. Theo mô hình trên, Chính phủ sẽ chịu trách nhiêm hoàn toàn phần tổn thất vượt trên 200% phí BH. Đối với những năm thiên tai, dịch họa trầm trọng trên diện rộng thì phần trách nhiệm này sẽ là cực kỳ lớn. Để có nguồn lực ổn định cho khoản trợ cấp này, Chính phủ có thể nghiên cứu phát hành trách phiếu thiên tai (CAT bond), theo đó những năm không có thiên tai, dịch họa lớn, tổn thất nhỏ thì các trái phiếu này được trả gốc và lãi suất cao, những năm có thiên tai, dịch họa nghiêm trọng và tổn thất nông nghiệp cao thì nhà đầu tư trái phiếu không được trả lãi, thậm chí không được trả cả gốc.

Từ kinh phí hỗ trợ cho nông nghiệp, Nhà nước hỗ trợ một phần phí BH cho người tham gia BH, trong đó ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai. Để đảm bảo tính chặt chẽ cần có sự

phối hợp giữa các cơ quan trong việc xác định những đối tượng được hỗ trợ, phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, đảm bảo đúng người, đúng quyền lợi.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có phương pháp tốt cho nhận thức của nhân dân địa phương về BH bởi vì nền sản xuất nông nghiệp của nước ta còn nhỏ lể và manh mún nên rất cần sự tuyên truyền sâu rộng làm thay đổi nhận thức của người dân về BHNN. Phải chứng minh được BHNN là quyền lợi( một mặt nào đó là nghĩa vụ) của nông dân. Như là: Yêu cầu các hộ nông dân vay vốn của Nhà nước để sản xuất phải tham gia BH tại một hoặc một số DN BH do Nhà nước chỉ định, nhằm bảo vệ cho chính mình và đảm bảo an toàn đối với đồng vốn vay, thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên việc hoàn trả phí tổn khi xảy ra sự cố cũng phải có giá trị tương đương với giá trị thực tế nhằm tạo động lực thu hút các đối tượng tham gia mua BH. Mặt khác chính phủ cũng cần xây dựng tiêu chí các hộ nông dân đủ tiêu chuẩn và quy định bắt buộc các hộ nông dân này phải tham gia BH, để đảm bảo dù họ không vay tiền của Nhà nước thì vẫn phải mua BHNN cho cây trồng và vật nuôi của mình.

Hơn nữa,cần có sự đồng thuận thực hiện của hệ thống chính trị các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, hội nông dân, phụ nữ, thanh niên để tuyên truyền vận động nông dân tham gia BH, nhất là những địa bàn còn gặp khó khăn về kinh tế hay xảy ra thiên tai, tai nạn sao cho thu hút được gần như hầu hết bộ ngành địa phương tham gia BH. Họ sẽ là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực này để nông dân cảm thấy thực sự tin tưởng và mua BHNN.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo và có chính sách khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức trong ngành đưa nhanh giống mới, kỹ thuật mới đến với người nông dân. Thường xuyên chú trọng đến biện pháp phòng chống thiên tai củng cố đê, kè chống lũ, phát triển công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, đảm bảo thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho toàn ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)