I. Cơ sở phát triển
3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất
3.1.2 Cây công nghiệp
* Vai trò và đặc điểm
Các cây công nghiệp cho sản phẩm để dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Đa phần các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
* Phân bố các cây công nghiệp: Trong quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, mấy chục năm qua diện tích, năng suất và sản lượng của các cây công nghiệp, đặc biệt là cây lâu năm đã tăng lên nhiều. Tỉ trọng sản xuất cây công nghiệp trong giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đã tăng từ 14% (1990) lên 20% (1999).
Sự phát triển mạnh mẽ của cây công nghiệp trong những năm qua là do:
- Nước ta có tiềm năng to lớn về phát triển cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm ở trung du, miền núi và cao nguyên. Những tiềm năng này mới được khai thác một phần;
- Có nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp cần nhiều lao động);
- Việc đảm bảo về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn định;
- Sự hoàn thiện dần công nghệ chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên TT thế giới;
- Việc xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp đã qua chế biến được đẩy mạnh, nhất là những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, có nhu cầu lớn trên TT thế giới và khu vực.
a. Cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa.
- Đay được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng (các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam) và ở đồng bằng sông Cửu Long (Long An…)
- Cói được trồng trên các đất nhiễm mặn, tập trung nhiều nhất ở dải ven biển của đồng bằng sông Hồng, suốt từ Hải Phòng xuống phía Bắc Thanh Hóa. Những năm gần đây, diện tích cói tăng rất mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, chiếm ½ diện tích cói cả nước.
- Dâu tằm là cây công nghiệp truyền thống, nay được phát triển cùng với việc khôi phục nghề tằm tơ ở nước ta; dâu tằm được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng.
- Cây bông mới được chú trọng phát triển, trồng phổ biến ở Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh cực Nam Trung Bộ.
- Mía được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung).
- Đậu tương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên các đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều nhất ở miền núi, vùng trung du phía Bắc (ở Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tích đậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Đắc Lắc và Đồng Tháp. Lạc được trồng nhiều nhất trên đất phù sa cổ của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, trên đất cát pha của các đồng bằng duyên hải miền Trung (nhất là ở Bắc Trung Bộ) và ở trung du Bắc Bộ. Thuốc lá được trồng nhiều
nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miền núi, vùng trung du phía Bắc.
b.Cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, dừa) thường được trồng trên đất feralit và đất phù sa cổ.
- Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có giá trị xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Cà phê được trồng thành các vùng chuyên canh lớn trên đất đỏ badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Hiện nay cà phê, chè đang được trồng nhiều ở khu vực miền núi trung du phía Bắc.
- Cao su được trồng chủ yếu trên đất xám phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ) và đất đỏ badan (ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị).
- Chè được trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên. Hiện nay cũng phát triển cả ở một số vùng núi, trung du thuộc các tỉnh miền Trung.
- Hồ tiêu là loại cây gia vị có giá trị xuất khẩu cao, được trông nhiều ở Tây Nguyên. - Dừa được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là ở Bến Tre, Cà Mau) và ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cây điều mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây, nhưng có triển vọng lớn để xuất khẩu. Điều được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ.
* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã và đang hình thành ở những vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho một số cây công nghiệp có giá trị. Việc hình thành các vùng chuyên canh đã và sẽ thu hút nhiều lao động trẻ, khoẻ, góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm lớn nhất nước ta. Ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi : đất đai của vùng phần lớn là đồng bằng cao, đất xám bằng phẳng kề liền với vùng đồi badan lượn sóng, nguồn nhân lực khá dồi dào, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp, có các chương trình hợp tác đầu
tư với nước ngoài để phát triển cây chức năng. Các cây trồng chính trong vùng là cao su, cà phê, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá. Riêng cây cao su, Đông Nam Bộ chiếm gần 70% diện tích, gần 90% sản lượng cả nước, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai.
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai nhờ có diện tích đất badan lớn nhất cả nước và có khí hậu phân hoá theo độ cao. Các sản phẩm chính của vùng là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Riêng về cà phê, Tây Nguyên chiếm gần 80% diện tích và gần 90% sản lượng của cả nước. Hiện nay, trong vùng đang phát triển một số cây công nghiệp khác như ca cao, bông, điều…
Ở trung du và miền núi phía Bắc, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải trên hầu khắp các vùng đồi trung du (ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên) và một số cao nguyên (ở Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá trồng ở vùng đất bạc màu của Lạng Sơn, Bắc Giang; hồi trồng ở Lạng Sơn, Cao Bằng.
Ở Bắc Trung Bộ có các vùng chuyên canh với quy mô không lớn lắm (trồng lạc, cà phê, cao su).
Ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung chủ yếu là các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
Bảng 2: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây ( 2000-2007)
Đơn vị: nghìn ha
Năm
Trong đó
Tổng số
Cây hàng năm Cây lâu năm
Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Cây lương thực có hạt Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm Cây ăn quả 2000 12644.3 10540.3 8399.1 778.1 2104.0 1451.3 565.0 2001 12507.0 10352.2 8224.7 786.0 2154.8 1475.8 609.6 2002 12831.4 10595.9 8322.5 845.8 2235.5 1491.5 677.5 2003 12983.3 10680.1 8366.7 835.0 2303.2 1510.8 724.5 2004 13184.5 10817.8 8437.8 857.1 2366.7 1554.3 746.8 2005 13287.0 10818.8 8383.4 861.5 2468.2 1633.6 767.4 2006 13409.8 10868.2 8359.7 841.7 2541.6 1708.6 771.4 2007 13495.2 10862.7 8270.2 845.8 2632.5 1796.6 775.5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 3.2 Chăn nuôi
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều tiềm năng ở châu Á và thế giới. Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, cao su và đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu. Dù ngành chăn nuôi chưa đóng góp nhiều ngoại tệ và chưa thực sự nổi bật nhưng không phải vì thế nó không có những lợi thế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để chăn nuôi thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, rất cần phải nhìn thẳng vào sự thật và đổi mới thực sự nhận thức chung về vấn đề này.
Kinh tế phát triển, nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, song sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do chưa thực sự có cách tiếp cận mới, chăn nuôi truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao, với những đặc điểm nổi bật là nhỏ lẻ, phân tán, số lượng không tập trung đủ lớn để trở thành sản phẩm hàng hóa, không đồng nhất về chất lượng, chưa chú trọng đến tính kế hoạch TT và hạch toán về hiệu quả kinh tế. Phương thức chăn nuôi này tuy có nhiều nhược điểm, nhưng là nguồn thu nhập tối cần thiết nâng cao mức sống của người nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 70% thu nhập của người nghèo hiện nay. Nhu cầu về thực phẩm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh khá lớn, chưa kể nhu cầu thực phẩm của 70 triệu dân ở các vùng khác nhau trong cả nước. Rõ ràng, nếu không chuyển đổi phương thức sản xuất chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực phẩm thịt, sữa, trứng có chất lượng và an toàn vệ sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu... Những năm gần đây, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngành chăn nuôi. Một phương thức sản xuất mới - sản xuất theo hướng hàng hóa bền vững - trong ngành chăn nuôi đang từng bước hình thành.
Thep báo cáo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản cuối năm 2006, cả nước có 17.721 trang trại (chưa kể những trang trại chuyên chăn nuôi thỏ, lợn rừng, nhím và các loại động vật sống trong nước ngoài cá), trong đó có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, 2.837 trang trại chăn nuôi gia cầm, 6.405 trang trại chăn nuôi bò (có 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa), 247 trang trại chăn nuôi trâu, 757 trang trại chăn nuôi dê. Chăn nuôi trang trại đang trên đà phát triển mạnh, nhưng không phải vì vậy mà không có những vấn đề đang đặt ra. Số liệu tổng kết cho thấy, chăn nuôi nhỏ lẻ đáp ứng đến 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể của các hộ nông dân cá thể. Chăn nuôi thực sự đang là một trong những phương thức quan trọng góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn. Tuy nhiên, làm thế nào
để người chăn nuôi tiếp cận được nguồn vốn, ứng dụng tốt nhất các thành tựu của khoa học - công nghệ, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là vấn đề có nhiều bức xúc.
3.2.2 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Nhà nông phấn khởi khi có Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10-12-1999 và Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 29-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010. Hàng loạt các trang trại chăn nuôi bò sữa, lợn hàng hóa, dê, gà thả vườn, vịt, ngan... đã phát triển mạnh mẽ. Hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương đã từng bước phổ biến rộng rãi tiến bộ mới về giống, kỹ thuật, nhờ đó các tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại theo quy trình công nghệ mới, con giống mới cho chăn nuôi đã được người dân áp dụng, hàng triệu nông hộ thoát đói, giảm nghèo.
Theo Quyết định phê duyệt của Chính phủ về định hướng phát triển chăn nuôi đến 2020, “chăn nuôi sẽ được thay đổi cơ bản theo hướng công nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; kiểm soát được dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu”, “nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp: đạt 32% vào năm 2010; 38% năm 2015 và 42% năm 2020”. Tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước là điểm tựa vững chắc giúp ngành chăn nuôi có cơ sở pháp lý để phát triển trong thời hội nhập.
3.2.3 Các ngành chăn nuôi chính - Chăn nuôi lợn, gà công nghiệp. - Chăn nuôi lợn, gà công nghiệp.
Chăn nuôi lợn, gà công nghiệp không cạnh tranh về đất đai làm chuồng trại, có thể phát triển trên đất cằn sỏi đá, nghèo dinh dưỡng. Trên cùng một đơn vị diện tích đất này, nếu đủ nước có thể tạo ra khối lượng sản phẩm chăn nuôi lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực tế cho thấy, khi đầu tư đồng bộ về chuồng trại, thiết bị phục vụ nuôi lợn trên một héc-ta (cho dù đất rất xấu), hằng năm sẽ sản xuất được từ 10.000 con đến 15.000 con
lợn thịt (tương đương từ 100 tấn đến 150 tấn thịt hơi), doanh thu đạt từ 40 tỉ đến 60 tỉ đồng
- Chăn nuôi gia súc có sừng công nghiệp.
Để chăn nuôi gia súc có sừng cần quy hoạch đất đủ cho trồng cỏ. Khi chăn nuôi phát triển, chỗ nào có chăn nuôi nơi đó có cơ hội cải thiện được chất lượng đất, cung cấp nhiều nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao cho chế biến thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng hằng ngày cho người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm và phục vụ xuất khẩu, giúp cơ cấu lại bữa ăn, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong dân, nâng cao văn minh ăn uống, tăng cường sức khỏe cộng đồng, nâng cao dân trí XH.
3.2.4 Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi hàng hóa ở nước ta mới hình thành nên không có truyền thống “cha truyền con nối” như ở các nước khác. Chính vì điều khác biệt này mà chăn nuôi chưa có cơ hội phát triển lâu dài, bền vững ở từng hộ, nếu không có chính sách thích hợp khuyến khích.
- Khi chăn nuôi phát triển sẽ lôi cuốn được hàng triệu người dân tham gia vào sản xuất và các hoạt động dịch vụ cộng đồng khác sẽ hình thành, cải thiện nhanh chóng môi trường an sinh XH.
- Cho đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam tự nó chưa có mô hình sản xuất mang tính cộng đồng để đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài hiện có ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Trong hành lang pháp lý vĩ mô cũng chưa đủ chính sách rõ nét về chuỗi sản phẩm khép kín (từ chăn nuôi gia súc cho thịt, sữa, trứng, thức ăn, thức ăn đạm, thức ăn bổ sung, dụng cụ chuồng trại cho chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ công nghiệp, chế biến thịt, sữa công nghiệp và TT dịch vụ).
- Chưa có một chính sách và kế hoạch dài hạn cho đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật chuyên ngành cũng như về kỹ thuật đồng bộ về giống, công nghệ sinh học, thiết bị, chế biến, thú y... có trình độ chuyên môn sâu. Thực tế đã bắt đầu có sự hụt hẫng về đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên sâu, tâm huyết với nghề không chỉ trong chăn nuôi mà còn thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác khi chăn nuôi phát triển.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn dàn trải, những đề tài nghiên cứu không mang