Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 73 - 75)

1. Quan điểm của Nhà nước

BHNN không phải là nghiệp vụ kinh doanh đơn thuần, mà là hoạt động mang tính XH cao cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và toàn XH. Kinh nghiệm cho thấy, BHNN là hoạt động phức tạp, tốn kém, khả năng sinh lời thấp, thậm chí còn rất dễ bị thua lỗ. Nói cách khác, khó có thể thực hiện được BHNN một cách thành công nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua các đòn bẩy kinh tế. Ngoài ra, cũng cần gắn kết các chính sách tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như chính sách tín dụng, đầu tư, khuyến nông… để khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ này. Chính phủ rất coi trọng vấn đề phát triển ổn định Nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt coi BHNN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tài chính phát triển nông thôn. BHNN sẽ không thành công nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các Bộ ban ngành..

Sự hỗ trợ từ phía nhà nước đã được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật. Theo điều 4 Luật kinh doanh BH năm 2005: “ Nhà nước có chính sách phát triển TT BH Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ BH phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- XH, đặc biệt là các chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.” Và mới đây nhất, trong Nghị quyết 24NĐ/CP ngày 28/10/2008 về chương trình hành động của Chính phủ có nêu rõ Bộ Tài chính sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế Hoạch và đầu tư triển khai đề án thí điểm BHNN, trình Chính Phủ quý II năm 2009.

Như vậy, có thể thấy rằng Chính phủ đã tạo một hành lang pháp lý khá thuận lợi cho phát triển TT BH trong thời gian sắp tới.

2. Định hướng phát triển TT

Hoạt động BHNN ở Việt Nam rất kém phát triển do thiếu sản phẩm phù hợp với người tham gia BH. Vì vậy, về phía Chính phủ, các Bộ Ban ngành cần kết hợp với nhau hoạch định chính sách, nghiên cứu đặc thù nông nghiệp, đưa ra các điều kiện để BHNN phát triển. Còn về phía HHBH và các DN kinh doanh BH tiến hành triển khai phát triển mô hình BH mới phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Về phía Chính phủ: trước đây khi gặp thiên tai, Chính phủ hỗ trợ một phần thiệt hai cho nông dân, tuy nhiên hiệu quả của công tác này còn hạn chế do nguồn Ngân sách nhà nước có hạn và không ổn định, phần bù đắp thiệt hại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với thiệt hại xảy ra. Hơn nữa, việc hỗ trợ này chỉ giải quyết được những khó khăn trước mắt, gây ra tâm lý ỷ lại, làm cho người nông dân không thấy hết được trách nhiệm của mình, không chủ động xử lý trước khi thiên tai xảy ra. Do đó, trong tương lai gần, Nhà nước cần hoạch định lại việc sử dụng nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ nông dân, phần ngân sách này không nên đổ hoàn toàn vào việc hỗ trợ thiệt hại cho người nông dân mà nó thích hợp hơn đối với việc trợ cấp phí BH. Tức là Nhà nước sẽ khuyến khích người nông dân mua BH bằng việc hỗ trợ cho họ một phần phí BH đồng thời cũng trọ giúp một phần ngân sách cho các DN BH nhằm thúc đẩy phát triển loại hình BH này.

Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu đặc thù nông nghiệp, tiến hành thí điểm rồi từng bước mở rộng TT BHNN từ việc rút kinh nghiệm của Việt Nam và áp dụng có chọn lọc thành công của nước ngoài, sau đó mới triển khai rộng rãi. Đồng thời việc triển khai này vừa phải đảm bảo cho DN BH không thua lỗ, nông dân khi mất mùa, thiên tai thì được bảo hộ một cách xứng đáng. Để làm được điều này, cần phải chuẩn bị các điều kiện, quy định rõ đối tượng được BH và nên bắt đầu tiến hành từ các trang trại, các vùng sản xuất hàng hóa lớn đang làm xuất khẩu, đây là những đối tượng có đầu tư lớn, trình độ nhất định, quy mô sản xuất tương đối lớn, hướng sản xuất hàng hóa, sẵn sàng áp dụng kỹ thuật, tuân theo quy trình kỹ thuật tốt hơn, BH dễ kiểm soát hơn.

Với nguyên tắc BH là lấy số đông tham gia bù cho số ít bị rủi ro, thì trước đây khi còn tồn tại mô hình hợp tác xã nông nghiệp, việc triển khai loại hình BHNN là khá dễ dàng, tuy nhiên, nay nông dân đã theo cơ chế TT phải tự quyết định và chấp nhận rủi ro nhưng lại rất ít khi nghĩ đến BHNN. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ban ngành, các DN BH nên tiến hành một loại hình BH mới đó là BH chỉ số, BH mà mức bồi thường được tính toán dựa trên các chỉ số được xác định độc lập, khách quan phản ánh chính xác nhất mức độ tổn thất của người nông dân. Tuy nhiên để các định được các chỉ số này đòi hỏi phải có một nguồn số liệu đáng tin cậy, phải được tổng cục thống kê cập nhật đầy đủ. Do đó, trước mắt, Bộ nông nghiệp phải kết hợp với tổng cục thống kê để đưa ra những con số những thông tin chính xác.

Để phát triển loại hình BH chỉ số ở Việt Nam, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại, vì đây là nơi cấp nguồn tín dụng lớn nhất cho nông dân, do đó khi có rủi ro xảy ra thì các tổ chức này cũng liên đới chịu một phần rủi ro khá lớn. Khi tham gia vào TT BH thì họ không chỉ là người cho vay các khoản tín dụng mà còn là nhà phân phối BHNN có hiêụ quả.

Tuy nhiên, chủ trương và định hướng đã có nhưng việc áp dụng, bắt đầu làm từ đâu? Làm như thế nào? Thì vẫn còn bỏ ngỏ, để TT BHNN ở Việt Nam thực sự phát triển theo đúng nghĩa thì cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía: Nhà nước, HHBH, DN bảo hiểm và người nông dân, đồng thời phải có sự học hỏi tiếp thu kinh nghiệm đã áp dụng thành công của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu thị trường bảo hiểm nông nghiệp (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)