Công việc sau bồi thường

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 45 - 46)

C ông ty ổ Phần Bảo Hiểm Toàn ầu thành lập ngày 19/6/2006 theo giấy phép thành lập 37/GP/KDBH và giầy phép điều chỉnh số 37/GPĐ1/KDBH do Bộ Tà

2.2.3.5Công việc sau bồi thường

Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định

2.2.3.5Công việc sau bồi thường

a, Đòi nhà tái bảo hiểm

Đối với các trường hợp tổn thất thuộc trách nhiệm của nhà Tái bảo hiểm, cần thông báo cho nhà tái để nhà tái bảo hiểm thực hiện bồi thường thuộc trách nhiệm.

Thông thường, Các nhà Tái đảm nhận việc bồi thường cho khách hàng toàn bộ, sau đó, GIC sẽ chuyển số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của mình cho nhà Tái bảo hiểm.

b, Đòi người thứ ba

Đối với những hồ sơ liên quan đến việc đòi người thứ ba: Sau khi thanh toán bồi thường, bồi thường viên gửi 04 bản thông báo và thế nhiệm, tiến hành lập hồ sơ đòi người thứ ba cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký trả lại 03 bản. Việc đòi người thứ ba căn cứ vào trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.

c, Bán cứu vớt

Tiến hành bán cứu vớt hàng hóa bị tổn thất thu hồi sau khi bồi thường 100% nếu chưa được tiến hành trong quá trình giám định và xét bồi thường. Khi nhận thông báo từ bỏ hàng, tùy từng trường hợp mà GIC có chấp nhận hay không. Nếu GIC chấp nhận

trách nhiệm về hàng từ bỏ này thì phải tiến hành bán cứu vớt nhằm hạn chế tổn thất. Việc bán đấu giá phải theo quy định bán đấu giá của công ty.

2.2.3.6Kết quả và hiệu quả giải quyết bồi thường tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008

Bảng 2: Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng phí thu Chi bồi thường Tỷ lệ bồi thường

2007 2.380 1.390 58,40%

2008 36.518 14.644 40,1%

(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh GIC)

Qua số liệu trên cho ta thấy, năm 2007 do mới đi vào hoạt động nên số hợp đồng mà GIC ký kết được còn thấp, do đó số tiền chi bồi thường thấp. Tuy nhiên với tỷ lệ bồi thường là 58,40% thì không phải là con số nhỏ. Bởi các cán bộ trong phòng hàng hải chưa có kinh nghiệm hoạt động còn chưa tốt, công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa cao.

Năm 2008, cùng với kinh nghiệm hoạt động, các mối quan hệ cũng tăng lên theo uy tín của doanh nghiệp, các hợp đồng BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tăng lên nhiều so với năm 2007. Số tiền bồi thường cũng tăng lên đến 14.644 triệu đồng, nhưng tỷ lệ bồi thường so với năm 2007 đã giảm xuống còn 40,1%. Điều đó cho thấy chất lượng công tác đề phòng hạn chế tổn thất ngày càng tốt hơn, các nhân viên bảo hiểm đã chú ý hơn trong việc từ chối những hợp đồng có độ rủi ro cao. Đồng thời, công tác giám định tổn thất được chú trọng hơn, đã góp phần xác định rõ những tổn thất không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Từ đó giảm bớt những thiệt hại cho công ty và vẫn đảm bảo quyền lợi hợp lý cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 45 - 46)