Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 58 - 59)

- Chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Với môi trường chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho

3.3.1Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng

- Luật bảo hiểm ra đời năm 2000 góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp hơn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy đã được bổ sung, chỉnh sửa nhưng bộ luật này tỏ ra còn nhiều thiếu sót, một số nghị định, điều khoản còn chồng chéo nhau. Đặc biệt, với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên quan đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các điều khoản cũng như các thông lệ quôc tế, do đó các điều luật cần phải hoàn thiện hơn theo hướng quốc tế hóa để tăng khả năng thu hút thêm nhiều hợp đồng. Đồng thời việc giải quyết bồi thường cho các bên hợp lý, đảm bảo quyền lợi khách hàng, cũng như chính bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Ngoài ra, cũng do bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính quốc tế hóa cao, nên Việt Nam cần phải chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu sâu, hiều rõ về các lĩnh vực bảo hiểm, xuất nhập khẩu và vận chuyển bằng đường biển để việc phân

chia trách nhiệm và quyền lợi quyền lợi một cách chính xác công bằng, giúp Việt Nam không bị thua thiệt trong các vụ kiện. Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ cho các luật sư đi học tập nâng cao trình độ, ngang tầm quốc tế.

- Vấn đề luật hàng hải, trong tình hình hiện nay, do các mối quan hệ, thương mại ngày càng được mở rộng, sự giao lưu hàng hải ngày càng phát triển. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cần phải bổ sung, đổi mới thêm cho luật hàng hải, để đáp ứng với sự phát triển nhanh của thế giới, tạo hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào quan hệ hàng hải.

- Thói quen xuất FOB, nhập CIF đã làm cho Việt Nam mất đi phần lớn thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vào tay các công ty bảo hiểm nước ngoài. Do đó, đối với các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải thay đổi tập quán cũ, chuyển dần sang nhập FOB, xuất CIF. Điều này không chỉ có lợi cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải mà còn làm lợi cho cả nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ hội cho sự phát triển ngành vận tải biển. Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hải và vận tải biển có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy nhau phát triển.

Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu như việc giảm thuế xuất cũng như thuế nhập khẩu.

- Việt Nam được đánh giá là nước có độ rủi ro hàng hải cao. Qua một số vụ đâm va nhau dẫn đến tổn thất cả tàu và hàng, có thể thấy rằng, trình độ của đội ngũ thủy thủ, thuyền viên của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việc hạn chế tổn thất hàng hóa khi xảy ra tai nạn còn kém, do đó hàng hóa tổn thất nhiều. Ngành hàng hải nói chung và các đội tàu biển cần có đầu tư thích đáng nâng cao trình độ các thuyền viên và thủy thủ đoàn. Đặc biệt là thuyền trưởng người chỉ huy con tàu đến đích, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an toàn tàu. Ngoài ra, cần phải xây dựng những đội tàu có chất lượng tốt, những con tàu được đăng kiểm chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Tổn thất xảy ra càng ít, uy tín ngành hàng hải và các công ty Bảo hiểm trong nước ngày càng được nâng lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu (Trang 58 - 59)