Đới với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 108 - 110)

10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Na mở Châu Phi năm

3.3.1. Đới với các cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, cần tiếp tục tăng cường các cuộc viếng thăm và trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đoàn cấp Bộ, ngành và tận dụng cơ hội gặp gỡ cấp cao tại các diễn đàn quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với châu Phi và trước mắt là với các thị trường trọng điểm như: Nam Phi, Ai Cập, Angreri, Marốc, Xê-nê-gan, Tanzania, Ăng-gô-la…

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc trao đổi các đoàn cấp cao là ký được các hiệp đinh hợp tác kinh tế- thương mại, các hợp đồng hoặc các biên bản ghi nhớ để mở đường cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Na vào châu Phi.

Thứ hai, cần sớm xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước Châu Phi và thực thi các chính sách đặc thù đối với châu Phi nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này.

Thứ ba, do phần lớn các nước thuộc châu Phi là các nước nghèo, khả năng thanh toán có hạn và đồng nội tệ của họ cũng chưa có khả năng chuyển đổi, nên để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường châu Phi, hầu hết các nước phát triển đều tiếp cận theo hướng tăng viện trợ không hoàn lại hoặc cấp tín dụng ưu đãi ODA, sau đó đặt điều kiện buôc các nước châu Phi phải mua lại hàng hoá của các doanh nghiệp thuộc các nước viện trợ.

Hiện nay, một trong những khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường châu Phi là ở khâu thanh toán. Trong điều kiện khả năng tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, lãi suất tín dụng cao, nên các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể dành cho bên mua hàng (các nhà nhập khẩu châu Phi) áp dụng thanh toán bằng hình thức trả chậm và càng không thể thực hiện thanh toán bằng đồng tiền bản tể của họ. Trên thực tê, để thâm nhập và kinh doanh trên thị trường này, một số doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng hình thức thanh toán thông qua dịch vụ bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng của các nước phát triển hoặc xuất khẩu qua trung gian (tức là thông qua các doanh nghiệp của các nước phát triển hoặc các tập đoàn xuyên quốc gia). Điều đó đã làm tăng chi phí và giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường châu Phi.

Từ thực tế này, đề tài kiến nghị cần xác định rõ trong văn bản pháp quy một cách cụ thể rằng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với châu Phi được vay vốn ưu đãi (việc ưu tiên, ưu đãi này phải đúng đối tượng và không vi phạm các nguyên tắc của WTO). Đồng thời, cần mở rộng và phát triển các dịch vụ bảo lãnh thanh toán và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh với châu Phi.

Thứ tư, Chính phủ và Bộ Công Thương cần có biện pháp hỗ trợ thích hợp và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai xây dựng kho ngoại quan hoặc trung tâm thương mại Việt Nam tại một số thị trường châu Phi trọng điểm.

Thứ năm, cần tăng cường công tác thông tin, xúc tiến thương mại, đặc biệt là nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam tại châu Phi. Muốn vây, phải tiếp tục mở rộng việc thành lập các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam ở các nước châu Phi, trước hết là những nước được coi là những thị trường trọng điểm của Việt Nam.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới và hoàn thành chính sách khuyến khích đầu tư sang các nước châu Phi theo hướng: - Đảm bảo đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, trong đó có châu Phi; - Cải cách quản lý hành chính về đầu tư ra nước ngoài đểĐơn giản hoá các trình tự thẩm định; - Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong quyết đinh đầu tư, sớm đưa ra danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 108 - 110)