Chính sách của Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với với các nước Châu Ph

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 51 - 52)

VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CHÂU PHI

2.1. Tổng quan quá trình phát triển quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước châu Phi Nam với các nước châu Phi

2.1.1. Chính sách ca Vit Nam trong vic phát trin quan h vi vi các nước Châu Phi Châu Phi

Việt Nam và các nước Châu Phi có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Việt Nam và nhiều nước Châu Phi đều trải qua thời kỳ bị đô hộ và phải trải qua các cuộc đấu tranh gian khổđể giành độc lập tự do cho dân tộc mình. Vì thế, hai bên có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và trình độ phát triển, và hiểu biết lẫn nhau.

Chính sách của Việt Nam với Châu Phi phát triển cùng với sự tiến triển chung của chính sách đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. TừĐại hội Đảng VII, Đảng ta đã xác định chủ động, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại. Đến Đại hội Đảng VIII một lần nữa Đảng ta lại đặt ra yêu cầu phải mở rộng thị trường xuất khẩu: “Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường”. Trên tinh thần tiếp tục triển khai nhiệm vụ đối ngoại, tại Đại hội Đảng IX đề ra chủ trương: “ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh”.

Triển khai các chủ trương của Đảng, trong “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010” của Chính phủ đã nêu ra yêu cầu phải: “Tìm kiếm các thị trường mới ở châu Mỹ La tinh, Châu Phi”.

Một sự kiện rất có ý nghĩa trong quan hệ giữa Việt Nam với châu Phi đó là việc tổ chức “Hội thảo Việt Nam-Châu Phi: cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” tại Hà Nội năm 2003. Hội thảo thực sựđã đánh một dấu mốc mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước Châu Phi. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc Hội thảo quốc tế về hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi. Hội thảo đã góp phần tăng cường hiểu biết và làm thay đổi cách nhìn nhận của các bên về khả năng, lợi ích và triển vọng hợp tác Việt Nam-Châu Phi.

Cùng với việc tổ chức Hội thảo, năm 2004 Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Châu Phi giai đoạn 2004-2010. Đây là một chương trình tổng thể nhằm xác định mục tiêu, phương châm chỉ đạo và những phương hướng lớn trong quan hệ giữa ta với các nước Châu Phi, đồng thời đề ra một loạt các giải pháp trong từng lĩnh vực cụ thể (chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, phát triển nguồn nhân

lực....) nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cho giai đoạn 2004-2010. Lần đầu tiên chúng ta xây dựng được một khuôn khổ hợp tác mang tính toàn diện với các nước Châu Phi, đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển của Việt Nam và các nước Châu Phi.

Về thương mại, Chính phủ đặt ra mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – châu Phi đạt 1 tỷ USD vào năm 2010, trong đó xuất khẩu đạt 700 triệu USD.

Các đối tác chủ yếu được xác định là Ai Cập, An-giê-ri, Ma-rốc, Xê-nê- gan, Ăng-gô-la, Ni-giê-ri-a, Tan-da-ni-a và Nam Phi.

Các biện pháp thực hiện chủ yếu là:

- Đám phán ký các Hiệp định thương mại và các hiệp định khác để tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước châu Phi.

- Đặt đại diện thương mại ở Ma-rốc, Ni-giê-ri-a và Tan-da-ni-a.

- Giúp các doanh nghiệp đưa vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia các cuộc khảo sát thị trường, đặt kho ngoại quan hoặc mở trung tâm thương mại Việt Nam tại châu Phi để giới thiệu và đưa hàng hoá của ta vào châu Phi.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư tại châu Phi. - Thành lập Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – châu Phi. Các biện pháp hỗ trợ bao gồm:

- Nghiên cứu, xây dựng các phương thức và cơ chế cung cấp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường châu Phi.

- Các ngân hàng thương mại thiết lập quan hệđại lý, ký kết hợp đồng tín dụng và các nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng thương mại của các nước châu Phi.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)