Triển vọng phát triển kinh tế của các nướcChâu Ph

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 25 - 26)

Nhận thức được vai trò quyết định của chính họđối với tương lai của châu lục, nhiều nước châu Phi đã có những bước đi mạnh dạn, kiên quyết trong cải cách, chú trọng đến hợp tác, liên kết và phối hợp chính sách nhằm phát huy nội lực của châu Phi trong việc khôi phục và phát triển kinh tế.

Trên phạm vi châu lục, việc các nước châu Phi nhất trí đưa ra kế hoạch “Đối tác mới vì sự phát triển” – NEPAD, một kế hoạch vì châu Phi và lần đầu tiên được khởi xướng từ chính các nước châu Phi có thể coi là sự thành công của các nước khu vực trong lực chọn hướng phát triển. NEPAD được Liên hợp quốc, các nước G8, các thể chế tài chính quốc tế ủng hộ mở ra triển vọng phát triển năng động và thành công về kinh tếở châu Phi trong những năm tới.

Trên phạm vi khu vực, với vai trò đầu tàu của các nước lớn, có thực lực kinh tế như Nam Phi, Ni-giê-ria, Ai Cập, các nước Bắc Phi, các tổ chức hợp tác khu vực như Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi – SADC, Cộng đồng kinh tế Tây Phi – ECOWAS, Thị trường chung Đông Nam Phi – COMESA,

Cộng đồng kinh tế Trung Phi – CEMAC, Liên minh Magreb...sau nhiều năm trì trệđã và đang hoạt động trở lại. Nhiều chương trình và kế hoạch đang được các tổ chức này triển khai nhằm tăng cường khả năng hợp tác, liên kết tiểu vùng, hỗ trợ bổ sung cho nhau cùng phát triển. Ngoài sự liên kết, hợp tác về kinh tế, các tổ chứ khu vực thời gian qua đã tham gia giải quyết rất hiệu quảđể ngăn chặn và hoà giải các tranh chấp, xung đột trên khắp châu lục.

Đối với từng nước, được sự hợp tác, hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các nước châu Phi đang triển khai chương trình cải cách, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tập trung vào các nội dung: đẩy mạnh tư nhân hoá, công khai tài chính, khắc phục tình trạng bội chi ngân sách, chống tham nhũng, qua liêu, bao cấp. Cùng với cố gắng đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá, điều hành quản lý đất nước bằng pháp luật, nhiều nước châu Phi đã và đang từng bước quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho y tế, giáo dục, chú trọng phát triển các nguồn nhân lực. Hiện nay để mở rộng hợp tác với bên ngoài, các nước đều tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện pháp lý, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.

Theo các dự báo kinh tế mới nhất của các tổ chức quốc tế, mặc dù chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế các nước châu Phi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của châu Phi năm 2008 ước đạt 5,2%, năm 2009 đạt 4,7% và giai đoạn 2010-2013 sẽđạt khoảng 5,5%/năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)