Một số giải pháp cho các khu vực thị trường trọng điểm

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 106 - 108)

10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Na mở Châu Phi năm

3.2.3. Một số giải pháp cho các khu vực thị trường trọng điểm

3.2.3.1. Khu vực Bắc Phi

- Phát huy vai trò của các Uỷ ban hỗn hợp

Trong số các nước Bắc Phi, Việt Nam đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp với các nước Ai Cập, Libi, Tuynidi, Angeri và Maroc. Đây là cơ chế hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với các nước này ở cấp độ Chính phủ.

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh vai trò của các uỷ ban hỗn hợp này để tăng cường quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực thị trường này.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu tự do của Ai Cập Hiện nay Ai Cập ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu kinh tế tự do của nước này. Đầu tư sản xuất tại đây các doanh nghiệp có thể tận dụng các ưu đãi về đầu tư của Chính phủ Ai Câp, nguồn nhân công rẻ, lấy đây làm bàn đạp để xuất khẩu vào thị trường Châu Phi thông qua các ưu đãi thương mại trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do Ai Cập ký kết với các nước Châu Phi.

- Tăng cường việc tham dự các Hội chợ quốc tế

Các hội chợ quốc tếđược tổ chức tại Cairo (Ai Cập) và Alger (Angeri) là những hội chợ thường niên lớn nhất ở châu Phi. Các doanh nghiệp cần quan tâm tham gia các hội chợ này để quảng bá các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

3.2.3.2. Khu vực Tây Phi

- Tăng cường công tác khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại

Do hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về khu vực thị trường này còn hạn chế nên các chuyến đi khảo sát thị trường và xúc tiến thương mại là rất cần thiết. Tuy nhiên, để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường này chuyến đi này sao cho hiệu quả và đem lại kết quả thiết thực cho các doanh thì công tác chuẩn bị phải được làm kỹ lưỡng.

- Mở hoặc thuê kho ngoại quan

Như đã trình bày ở trên, mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam vào thị trường Tây Phi là gạo. Gạo thường chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này và trong thời gian tới, giá trị xuất khẩu này được dựđoán là tiếp tục tăng. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý xa xôi và cước vận chuyển khá cao trong khi các Hợp đồng mua bán gạo thường nhỏ lẻ hoặc nếu là các hợp đồng lớn thì phải qua một trung gian châu Âu, nên việc buôn bán gặp nhiều khó khăn. Vì thế, một biện pháp thích hợp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tích kiệm chi phí vận chuyển là mở kho ngoại quan để có thể lưu giữ hàng hoá đã làm thủ tục hải quan chờ xuất khẩu hoặc chờ nhập khẩu vào nước sở tại.

Các địa điểm có thể nghiên cứu mở hoặc thuê kho ngoại quan là Ghana hoặc Xê-nê-gan vì đây là các nước có môi trường kinh tế, chính trị ổn định và sự giao thương dễ dàng với các nước lân cận

- Đầu tư sản xuất tại nước sở tại

Khu vực Tây Phi là khu vực xa xôi, việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển không thuận lợi, giá cước vận chuyển cao nên đối với các mặt hàng như hàng nhựa, vật liệu xây dựng, hàng thực phẩm chế biến... các doanh nghiệp Việt

Nam có thể đầu tư sản xuất ngay tại các nước này để tận dụng nguồn nguyên liệu và tránh được thuế, giảm các chi phí đầu vào.

3.2.3.3. Khu vực Đông Phi, Nam Phi và Trung Phi

- Thành lập cơ quan Thương vụ tại Ăn-gô-la

Mặc dù số lượng người Việt sinh sống và làm việc tại Ăng-gô-la là gần 3000 người nhưng phần lớn là làm ăn nhỏ lẻ, và hiện nay hình thức buôn bán nhỏ lẻ đã bắt đầu gặp khó khăn do có những thay đổi trong Luật Thương mại mới của chính phủ Ăng-gô-la. Cơ quan thương vụ của Việt Nam thành lập tại đây sẽ có chức năng là nơi tập hợp lực lượng tại Ăng-gô-la và cũng là đầu mối liên hệ với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, sau gần 30 năm chiến tranh, sản xuất trong nước chậm phát triển, nhu cầu lại lớn và đa dạng cho rất nhiều mặt hàng. Bên cạnh Đại sứ quán thì Thương vụ Việt Nam tại Ăng-gô-la, với chức năng chuyên trách về kinh tế-thương mại sẽ tập hợp những thông tin về thị trường và nhu cầu với từng mặt hàng, tập quán thị trường để cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thành lập các trung tâm thương mại Việt Nam tại Nam Phi và Ăng-gô-la Trên cơ sở có cơ quan đại diện của Việt Nam cùng đông đảo người Việt tại khu vực này, ta có thể nghiên cứu xây dựng trung tâm giới thiệu và bán hàng Việt Nam tại Nam Phi và Ăng-gô-la.

- Phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt tại Nam Phi và Ăng- gô-la

Với lực lượng đông đảo người Việt Nam tại Nam Phi và Ăng-gô-la, đây là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và các nước này. Do vậy, việc thành lập các hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nam Phi và Ăng-gô-la là rất cần thiết trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này thông qua việc gắn kết quan hệ giữa các thành viên của hội và các doanh nghiệp trong nước.

- Thành lập hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam – Nam Phi

Đây là mong muốn của các doanh nghiệp Nam Phi và Việt Nam nhằm thiết lập một diễn đàn không chính thức, giúp doanh nghiệp hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về các lĩnh vực có thể hợp tác buôn bán hoặc đầu tư, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

3.3. Các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 106 - 108)