Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 75 - 76)

10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Na mở Châu Phi năm

2.3.2. Những mặt còn hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với thị trường tiềm năng này còn đối mặt với nhiều trở ngại và do đó còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Thứ nhất, quan hệ thương mại phát triển chậm hơn quan hệ chính trị, ngoại giao. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều giải pháp tích cực mang tính chiến lược, thực tếđể có thể tận dụng và phát huy mối quan hệ truyền thống này. Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu mặc dù đã có cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế tạo, hàng tiêu dùng nhưng vẫn còn đơn điệu, đa phần vẫn là sản phẩm thô, nông sản chưa qua chế biến. Điều này dẫn tới nguy cơ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với hàng hoá tương tự của Trung Quốc, Xinh-ga-po, Thái Lan và Ma-lay-xi-a vốn cũng đang xem Châu Phi là thị trường xuất khẩu trọng điểm. Hơn nữa các sản phẩm thô hay nông sản lại bị tác động lớn của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, biến động thị trường thế giới… nên làm giảm tính ổn định của xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Ngoài ra, do đều là các nước đang phát triển, có xuất phát điểm gần giống nhau nên cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với Châu Phi cũng có nhiều nét tương đồng, điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của ta.

Thứ ba, quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Châu Phi còn quá thấp. Năm 2007, xuất khẩu sang Châu Phi mới chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

Mặc dù ta đã có quan hệ buôn bán với tất cả 53 nước ở Châu Phi nhưng hầu hết với các nước kim ngạch còn rất nhỏ bé (do bản thân thị trường có qui mô nhỏ và các doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu khó tiếp cận cũng như chưa tìm ra phương cách tiếp cận hợp lý) nên tổng kim ngạch chung còn khiếm tốn.

Thứ tư, hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này thường được đánh giá là không cao do phần lớn hàng hoá trao đổi có giá trị thấp trong khi chi phí vận tải rất cao (do không thuận lợi về vận tải), lợi nhuận thu về thấp (do phải chia sẻ với nước trung gian) và khả năng đáp ứng nhu cầu chậm (do thông tin thiếu chính xác, không cập nhật).

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Phi hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên chưa phát huy được các thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp này do có nguồn lực hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Phi.

Thứ sáu, có những khó khăn khách quan không nhỏ như rủi ro trong thanh toán, nạn trộm cướp, bất ổn chính trị và bạo lực ở nhiều quốc gia đang ảnh hưởng đến hoạt động tiếp cận và xâm nhập thị trường Châu Phi của các doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân ca nhng hn chế trong hot động xut khu ca Vit Nam sang th trường các nước Châu Phi

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi (Trang 75 - 76)