I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU
1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
* Nhận xét chung.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán chu trình mua hàng- thanh toán. Nếu giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành tốt sẽ giúp cho nhóm KTV thực hiện các giai đoạn sau có kết quả tốt hơn. Do vậy tại VNFC, ngay từ khi tiếp cận với khách hàng, VNFC đã cử các KTV có năng lực và kinh nghiệm như Trưởng phòng kiểm toán, phó phòng, kiểm toán viên cao cấp tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng-thanh toán VNFC đã rất chú trọng đến việc thu thập và tìm hiểu các thông tin về khách hàng. Cụ thể, đối với Công ty A là khách hàng năm đầu tiên của VNFC nên việc thu thập thông tin được tiến hành cẩn thận, các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như sách báo, tạp chí chuyên ngành, phương tiện truyền thông...và đã tuân thủ qua các bước:
* Thu thập thông tin cơ sở về chu trình mua hàng và thanh toán.
* Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng về chu trình mua hàng- thanh toán
* Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình. * Thực hiện thủ tục phân tích đối với chu trình mua hành và thanh toán. * Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong chu trình.
* Thiết kế chương trình kiểm toán cho chu trình mua hàng- thanh toán. Nhìn chung việc lập kế hoạch kiểm toán của VNFC đã tiến hành các bước theo đúng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nhìn chung mô hình lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính đã đáp ứng được về yêu cầu lập kế hoạch kiểm toán theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Có thể nói rằng VNFC đã thiết lập một mô hình khoa học, bảo đảm độ hợp lý cho từng bước công việc mà công ty đang thực hiện, từ việc thu thập thông tin cơ sở, đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đến việc đề ra các thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính đều phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận cũng như điều kiện thực tế của VNFC
Trong thực tế, các công ty kiểm toán khác thường không có sự phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, đặc biệt là đối với khách hàng quen thuộc. Đối với khách hàng cũ, KTV thường dựa vào hồ sơ kiểm toán để thu thập thông tin và khoang vùng rủi ro để đề ra chiến lược kiểm toán thích hợp. Nhưng đối với VNFC thì việc lập kế hoạch luôn được coi trọng. Điều này được thể hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán từ khâu chuẩn bị đến khâu lập chương trình kiểm toán. Trước khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã tiến hành xem xét tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng nhằm giúp KTV hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh của khách hàng và đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp, nhất là đối với các khách hàng có tình hình hoạt động không khả thi.
Mặt khác, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như Chuẩn mực kiểm toán quốc tế thì hợp đồng kiểm toán gồm hai hình thức là thư hẹn kiểm toán và hợp đồng kiểm toán. Tuy hình thức hẹn kiểm toán nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi nhưng hai bên không có sự thoả thuận, trao đổi một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Do vậy, tại VNFC quá trình ký kết hợp đồng kiểm toán bao gồm:
+ Gửi thư chào hàng.
+ Thoả thuận với khách hàng và ký kết hợp đồng kiểm toán sau khi nhận được lời mời kiểm toán.
lý ở nước ta chưa ổn định, chưa hoàn thiện và nhận thức của mỗi người về kiểm toán chưa đầy đủ. Do đó việc ký kết hợp đồng không thông qua sự thảo luận trao đổi có thể dẫn đến bất đồng trong quá trình thực hiện và công bố Báo cáo kiểm toán, đặc biệt với khách hàng mới kiểm toán lần đầu. Ngoài ra VNFC còn tự tìm đến khách hàng thông qua hình thức gửi thư chào hàng. Đây gần như là một hình thức tự giới thiệu và khẳng định mình trước khách hàng của công ty.
* Những hạn chế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Về thủ tục phân tích: Tại VNFC, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho chu trình mua hàng và thanh toán, KTV tuy có tiến hành thủ tục phân tích dọc nhưng chỉ mới đưa ra giá trị các tỷ suất mà chưa đưa ra nhận xét thích đáng về sự biến động của các tỷ suất đó. Trong khi đó thủ tục phân tích ngang lại được sử dụng như một công cụ chính để phân tích tổng quát Báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Như ta biết thủ tục phân tích ngang có nhược điểm là chỉ xem xét số liệu một cách riêng rẽ, rời rạc, chưa thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Trong khi đó các tỷ suất lại biểu hiện được mối quan hệ giữa các số liệu trên Báo cáo tài chính và cung cấp cho KTV nhiều thông tin hữu ích về thực trạng tài chính của khách hàng.
Mặt khác, một trong những mục đích phân tích tổng quát là giúp KTV phán đoán những vùng có rủi ro cao trên Báo cáo tài chính. Do đó nếu sử dụng các thủ tục phân tích chênh lệch (phân tích ngang) để phân tích Báo cáo tài chính thì KTV không thể xử lý tối đa các dữ liệu được cung cấp để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và thu thập bằng chứng một cách đầy đủ.
Về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa thực sự được VNFC thực hiện có hiệu quả. Vì trong giai đoạn này, ngoài việc tìm hiểu về cơ cấu hoạt động, hệ thống chính sách kế toán mà công ty khách hàng đang áp dụng thì KTV chỉ tiến hành tìm hiểu sơ bộ về môi trường kiểm soát. Còn đối với việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của công ty khách hàng thì KTV chỉ tiến hành quan sát, phỏng vấn nhân viên trong công ty mà không mô tả lên giấy tờ làm việc. Từ những phân tích trên ta thấy
sự chính xác.
* Về việc xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Ngoài ra trong giai đoạn này bước đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng chưa được VNFC xây dựng một cách chuẩn tắc. Có thể nói chưa có một tài liệu, một văn bản cụ thể cũng như một thông tư nào của Bộ tài chính hướng dẫn cách thức xác định mức trọng yếu và rủi ro. Tuy nhiên việc xác định mức trọng yếu và phân bổ mức trọng yếu cũng như việc đánh giá mức rủi ro là rất quan trọng vì nó có thể giúp KTV giảm bớt khối lượng công việc và tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.