II. THỰC TẾ CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ
3. Kết thúc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán
Kết thúc kiểm là khâu cuối cùng của quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này KTV sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin đã thu được để đưa ra kết luận chung về việc trình bày các khoản mục có liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán trên báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý không?. Để đảm bảo tính thận trọng trong nghề nghiệp, thông thường KTV không lập ngay Báo cáo kiểm toán mà thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung như sau:
3.1. Kiểm tra, xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến.
Trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp những sự kiện phát sinh có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định liệu có chắc chắn xảy ra hay không, và số tiền cụ thể là bao nhiêu.Ví dụ như, các cam kết mua hàng...là những hợp đồng cam kết duy trì những điều kiện cố định mà bất chấp các biến động tương lai. Do vậy, các cam kết sẽ gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp nếu xảy ra các biến động không thuận lợi, chẳng hạn giá cả giảm sẽ làm cam kết mua hàng với giá cố định trở thành thiệt hại.
Một số thủ tục được sử dụng để tìm kiếm các khoản công nợ ngoài dự kiến: - Trao đổi với người quản lý đơn vị về khả năng có các khoản công nợ ngoài dự kiến chưa được khai báo.
- Yêu cầu người quản lý đơn vị cung cấp thư giải trình xác định đã khai báo đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến mà đơn vị đã biết.
- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quản trị để biết được các hợp đồng kinh tế quan trọng.
- Kiểm tra các chứng từ chứng minh của các hoá đơn chưa thanh toán một vài tuần sau ngày kết thúc năm.
- Đối chiếu các báo cáo nhận hàng trước khi kết thúc niên độ kế toán với các hoá đơn của người bán liên quan.
- Đối chiếu các bảng liệt kê của người bán có số dư nợ với danh sách các khoản phải trả.
- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Sau cùng, KTV cần đánh giá tầm quan trọng của các khoản công nợ ngoài dự kiến và nội dung cần thiết khai báo trên Báo cáo tài chính.
3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ.
Từ ngày kết thúc niên độ cho đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra những sự kiện trong chu trình mua hàng - thanh toán có ảnh hưởng đến
việc khai báo trên Báo cáo tài chính và ảnh hưởng đến kết luận của KTV trên Báo cáo kiểm toán. Do vậy, KTV cần xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán đối với chu trình mua hàng và thanh toán. Ví dụ như nhận hàng đi đường về kho, hàng kém phẩm chất phải trả lại...
Để xem xét các sự kiện này KTV cần tiến hành chọn mẫu kiểm tra những nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Theo dõi các chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ thanh toán. Kiểm tra sổ chi tiết phải trả người bán, đối chiếu số dư phải trả người bán của từng đối tượng công nợ với biên bản xác nhận công nợ, chọn mẫu các khoản thanh toán với người bán để kiểm tra tính hợp lý…
3.3. Xem xét giả thuyết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị
KTV cần tiến hành xem xét tính liên tục trong hoạt động của đơn vị bằng cách phỏng vấn Ban Giám đốc hoặc thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc đơn vị
Tính liên tục trong hoạt động của đơn vị cũng đã được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01 Chuẩn mực chung “Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải xem xét, đánh giá cụ thể khả năng hoạt động liên tục của đơn vị vì theo giả định là đơn vị hoạt động liên tục thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở là đơn vị có khả năng thực hiện giá trị của tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường”.
3.4. Xem xét và đánh giá kết quả kiểm toán của chu trình mua hàng - thanh toán toán
Trước khi lập Báo cáo kiểm toán, KTV cần tiến hành đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được để có cơ sở đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính. Chu trình mua hàng và thanh toán được đánh giá theo các khía cạnh sau:
Việc hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán là phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận.
Các hoạt động có liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán phải phù hợp với các đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chứng từ, sổ sách liên quan đến chu trình mua hàng và thanh toán phải thể hiện được sự vận động của nghiệp vụ mua hàng và thanh toán, và phải được trình bày trung thực và hợp lý.
Sau khi tiến hành các công việc nêu trên nếu phát hiện ra các sai phạm đối với chu trình mua hàng và thanh toán thì KTV đề xuất các bút toán điều chỉnh đối với sai phạm nêu trên. Trên cơ sở kết quả của tất cả công việc đã thực hiện, KTV đưa ra kết luận cuối cùng và lập Báo cáo kiểm toán.
3.5. Lập và phát hành Báo cáo Kiểm toán
Căn cứ vào những kết quả được đánh giá về chu trình mua hàng và thanh toán ở trên, KTV tiến hành lập thư quản lý nêu rõ những nhận xét, những sai sót trong quá trình thực hiện mua hàng và thanh toán tại đơn vị, đồng thời đưa ra những kiến nghị.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán KTV tổng hợp kết quả chuyển cho Chủ nhiệm kiểm toán, trên cơ sở đó Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập Báo cáo kiểm toán.
CHƯƠNG II
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC
GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN.
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM (VNFC) NAM (VNFC)
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam - VNFC Audit được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0105000009 vào ngày 24/10/2005. VNFC hoạt động theo điều lệ của công ty được hội đồng thành viên phê duyệt theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH ngày 12/06/1999. Có thể nói rằng VNFC là công ty hợp danh đầu tiên về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam theo Nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của chính phủ về kiểm toán độc lập. VNFC là công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả cuộc kiểm toán. Hiện nay, trụ sở chính của VNFC là văn phòng số 1 Hà Nội- được đặt tại 1003, tầng 10, toà nhà 18T2 Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài trụ sở chính là Văn phòng VNFC Hà Nội 1, còn có các Trung tâm , Ban thuộc VNFC như:
Văn phòng VNFC Hà Nội 2- Số 5, ngách 19/15, phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Tây Bắc Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Đông Bắc Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Hà Nội
Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Bắc Miền Trung Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Miền Trung
Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khu vực Miền Nam Trung tâm Kiểm toán Quốc gia Việt Nam khối Đầu tư XDCB
Các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Đại diện tại nước Cộng hoà Pháp
Mặc dù VNFC chỉ mới đi vào hoạt động được hơn ba tháng nhưng điều kiện cơ sở vật chất rất đầy đủ và hiện đại, mỗi nhân viên trong công ty đều được trang bị một máy tính xách tay và các phương tiện làm việc khác. Hiện nay trong công ty có một đội ngũ hơn bốn mươi nhân viên. Mỗi nhân viên đều có trình độ, năng động và sáng tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng động đón đầu thời cơ, luôn luôn biết lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.
Phương châm hoạt động của VNFC là “Cùng hợp tác và phát triển với khách hàng”, cam kết của VNFC là cung cấp các dịch vụ một cách chuyên nghiệp với chất lượng cao đã trở thành giá trị và niềm tin của VNFC. Do vậy mà số lượng khách hàng của công ty đã không ngừng tăng lên, khách hàng của VNFC là tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Hiện nay, thị trường của VNFC đã được mở rộng trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
VNFC là công ty kiểm toán độc lập và cũng như mọi công ty kiểm toán khác hoạt động kinh doanh của nó là cung cấp các dịch vụ. Với sự thông hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp tại Việt Nam, kết hợp với việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc tế, VNFC đã trở thành một trong những công ty hợp danh kiểm toán của Việt Nam cung cấp đa dạng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng quốc tế và mang lại hiệu quả cho khách hàng qua dịch vụ đã cung cấp.
Hiện nay tại VNFC đang thực hiện cung cấp cho khách hàng các loại dịch vụ như sau:
* Kiểm toán Báo cáo tài chính: Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục thuế và dịch vụ quyết toán thuế, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án, Kiểm toán thông tin tài chính, Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước.
* Dịch vụ tư vấn thuế và hỗ trợ doanh nghiệp: Luật doanh nghiệp cũng như luật thuế tại Việt Nam còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên còn có nhiều những thay đổi về những quy định về thuế gây không ít lúng túng cho các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực là rất lớn. VNFC cung cấp cho khách hàng những thông tin thiết thực, những ý kiến tư vấn hợp lý nhằm đảm bảo rằng số thuế mà khách hàng nộp là thấp nhất được pháp luật cho phép. Tư vấn thuế bao gồm tư vấn các kế hoạch về thuế tuân thủ các luật thuế. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm và kiến thức, VNFC giúp khách hàng thực hiện những nghĩa vụ thuế của mình một cách tốt nhất.
* Tư vấn tài chính: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp phần liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh
* Tư vấn nguồn nhân lực, Tư vấn quản lý tiền lương và nhân sự * Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin
* Tư vấn quản lý: Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, Tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, Tư vấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu, Tư vấn đầu tư lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Mục tiêu của VNFC trong lĩnh vực này là cùng hợp tác với các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh bằng cách giảm chi phí hoặc tạo lợi nhuận.
* Dịch vụ kế toán
* Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán và cấp chứng chỉ đào tạo
* Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật
* Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính
Theo Nghị định 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ, Nhà nước khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm hoặc Báo cáo quyết toán dự án đầu tư trước khi nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính. Ngoài ra còn có các đối tượng chịu sự kiểm toán bắt buộc sau:
1) Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán:
* Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
* Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển; * Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
* Riêng đối với công ty cổ phần, công ty TNHH có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán; nếu vay vốn ngân hàng thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.
2) Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây phải được doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của Nghị định này:
* Doanh nghiệp Nhà nước
* Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng của các dự án thuộc nhóm A 3) Các đối tượng khác mà luật, pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của thủ tướng Chính phủ có quy định.
4) Doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ hỗ trợ thành phố và dự án đầu tư đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan kiểm toán Nhà nước thì
Báo cáo tài chính đó không bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán
Trong khi đó tại Việt Nam số lượng các công ty kiểm toán tính đến nay chỉ khoảng 80 công ty. Do vậy mà thị trường của các công ty kiểm toán là đầy tiềm năng và rất rộng lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán- đặc biệt là công ty kiểm toán mới thành lập trong việc gia nhập thị trường và tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên kiểm toán là một ngành có tính cạnh tranh khốc liệt và rủi ro nghề nghiệp rất cao, do vậy VNFC đã xác định rằng để có thể đứng vững và mở rộng thị trường thì công ty phải luôn cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất và tuân thủ tuyệt đối phương châm hoạt động “ Cùng hợp tác và phát triển với khách hàng”.
Để trở thành nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán hàng đầu Việt Nam, VNFC đã sớm định ra phương hướng hoạt động cho mình trong thời gian tới. Nội dung chính của phương hướng hoạt động đó là mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá các dịch vụ song song với nâng cao chất lượng hoạt động.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VNFC
VNFC là công ty hợp danh, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp 1999. Bộ máy tổ chức của Công ty là tổ chức theo mô hình trực tiếp tham mưu. Đứng đầu là Hội đồng thành viên (bao gồm các thành viên góp vốn ) với nhiệm vụ quản lý vĩ mô, tiếp theo là Ban Giám đốc thực hiện các chức năng của mình do Hội đồng thành viên giao cho. Còn các phòng ban thì chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc, thực hiện mọi nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao và chịu trách nhiệm về công việc mình làm trước Ban Giám đốc. Bên cạnh Ban Giám đốc còn có Hội đồng khoa học và Tổ chuyên gia nước