II. THỰC TẾ CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ
1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
1.6. Đánh giá mức độ trọng yếu
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV của VNFC tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên Báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Sau khi thu thập được các thông tin về
ngành nghề kinh doanh của khách hàng, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý, cũng như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các thủ tục phân tích KTV cần xác định được mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho các khoản mục trong chu trình mua hàng và thanh toán. Việc xác định mức độ trọng yếu là một vấn đề phức tạp vì vậy việc xác định mức độ trọng yếu chỉ mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Tại Công ty A thì KTV xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính là 1% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng với 1.520.997.337,34 đồng. Trong chu trình mua hàng và thanh toán KTV phân bổ mức trọng yếu cho khoản phải trả của người bán là 48.433.670,43 đồng.
Việc xác định giá trị trọng yếu chi tiết (MP).
Giá trị trọng yếu chi tiết được xác định dựa vào mức độ trọng yếu đã xác định và thường bằng 80% - 90% mức độ trọng yếu. Giá trị trọng yếu chi tiết được sử dụng trong việc tính toán sai số chấp nhận được đối với các giá trị chênh lệch ước tính khi kiểm toán. Tại Công ty A, KTV xác định giá trị trọng yếu chi tiết như sau:
Mức độ trọng yếu sau thuế = 48.433.670,43 x (1 - 32%) = 32.934.895,89 Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) =32.934.895,89 x 80% = 26.347.916,71 Trong quá trình kiểm tra nếu KTV phát hiện sai sót của tài khoản phải trả người bán chênh lệch hơn 26.347.916,71 đồng thì được xem là trọng yếu và yêu cầu Công ty phải điều chỉnh theo bút toán điều chỉnh của KTV.