THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH XĂNG DẦU VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU THỪA THIÊN HUẾ
2.2.2. Hệ thống tổ chức và mạng lưới kinh doanh
Trước tháng 3/1994, Công ty chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư tổng hợp theo chỉ tiêu pháp lệnh của Ủy ban kế hoạch tỉnh và thông qua hệ thống các cửa hàng vật tư tổng hợp và 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống bơm rót thô sơ. Từ tháng 4/1994 đến nay, Công ty đã cải tạo và xây dựng mới 24 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và sản phẩm hóa dầu, 1 cửa hàng vật liệu xây dựng, 1 kho chiết nạp gas với công nghệ hiện đại, 1 kho cảng Xăng dầu có thể nhập xăng dầu từ tàu chở dầu 1000 tấn và 1 kho chứa hàng dự trữ quốc gia. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 3 Tổng đại lý, 22 Đại lý và nhiều điểm bán lẻ phân bố đều trên địa bàn Thừa Thiên Huế.[1]
GIÁM ĐỐC Phó giám đốc nội chính Phó giám đốc kinh doanh Phòng tổ chức Tổng kho xăng dầu Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Hệ thống cửa hàng xăng dầu Các cửa hàng vật tư
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trong 5 năm (2000-2005), sản lượng xăng dầu bán ra trên thị trường tăng từ 60.000 m3 lên 83.113 m3 đạt mức tăng trưởng 138%, chiếm khoảng 70% thị phần. Sản lượng dầu mỡ nhờn cung ứng ra thị trường bình quân 500 tấn/năm. Sản lượng gas Petrolimex cung ứng ra thị trường bình quân mỗi năm là 1.160 tấn.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người trực chỉ đạo và ra các quyết định điều hành mọi mặt của Công ty. Phó giám đốc, các trưởng phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về những lĩnh vực liên quan.
Phòng kinh doanh được phân thành hai bộ phận nhỏ là bộ phận kinh doanh xăng dầu và bộ phận kinh doanh vật tư.
Cơ cấu trực tuyến-chức năng vừa có được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến là tạo ra sự thống nhất và tập cao với chế độ trách nhiệm rõ ràng vừa sử dụng được đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ giỏi theo mô hình chức năng.
Xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới, sự tăng trưởng mạnh của kinh tế khu vực và kinh tế trong nước, sự phát triển của công nghệ thông tin trên toàn cầu đòi hỏi mỗi một cá nhân trong bộ máy tổ chức phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng hoạt động kinh doanh của đơn vị.