Thực trạng về hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu bảo hiểm xã hội đối với các hợp tác xã CNTTCN ở Việt Nam (Trang 38 - 42)

I. thực trạng về hoạt động bhxh đối với các HTX cnttcn trong thời gian qua.

2. Thực trạng về hoạt động BHXH đối với các HTX CNTTCN trong thời gian qua:

thời gian qua:

Nhu cầu đợc tham gia BHXH của ngời lao động trong các HTX CN TTCN đã xuất hiện ngay từ khi các HTX mới đợc thành lập, đó là một nhu cầu chính đáng và khách quan. Nó xuất phát từ thực tiễn sản xuất và kinh

doanh trong các HTX CN TTCN cũng thờng xuyên xẩy ra các rủi ro xã hội nh những ngành sản xuất, kinh doanh khác. Đặc biệt trong các HTX CN TTCN ngời lao động phải làm việc trên cơ sở công nghệ thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là thủ công. Do đó, sức lực hao tổn nhiều, thu nhập nói chung lại thấp. Khi gặp rủi ro xã hội thì thu nhập giảm, hoặc mất thu nhập, sẽ nhanh chóng làm cho ngời lao động phải sống dới mức sống tối thiểu. Do đó, nhu cầu đợc BHXH là rất cần thiết để bảo đảm ổn định cuộc sống cho họ khi gặp rủi ro xã hội và khi về già hoặc chết.

Chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nớc ta cũng nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngời lao động khi họ gặp các rủi ro xã hội : Các chế độ, chính sách BHXH đợc thực hiện với mọi ngời lao động, không phân biệt họ thuộc thành phần kinh tế nào. Vì vậy, việc thực hiện BHXH đối với các xã viên và lao động làm việc trong các HTX CN TTCN cũng là để đảm bảo ổn định cuộc sống cho họ trong những lúc gặp rủi ro xã hội, khi tuổi già, góp phần bảo đảm sự công bằng và an sinh xã hội.

Một số HTX đã mạnh dạn làm thử, trớc tiên là thực hiện một số phúc lợi xã hội tập thể nh xây dựng các nhà trẻ, nhà mẫu giáo, câu lạc bộ, vừa làm Hội trờng vừa làm nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần ... đã đợc xã viên phấn khởi, đồng tình ủng hộ và tham gia rất đông. Tuy nhiên, đa số các HTX vẫn lúng túng, cha có biện pháp tháo gỡ về cơ chế, về chính sách, chế độ.

Để khắc phục tình trạng này, ngày 3/8/1970 Chính phủ đã ra nghị quyết số 143/CP nhằm củng cố HTX CNTTCN. Nghị quyết có đoạn viết: " Cần quan tâm đúng mức vấn đề đời sống của thợ thủ công nhằm khuyến khích nhiệt tình lao động của họ trong sản xuất, tăng thêm sự gắn bó của xã viên với HTX. HTX phải phấn đấu để tự giải quyết đời sống cho cán bộ và xã viên mình là chính, nhà nớc có giúp đỡ một phần và tạo điều kiện thuận lợi cho HTX tự phấn đấu.

Về phần HTX phải trên cơ sở phát triển sản xuất, cải tiến quản lý mà nâng cao thu nhập và qua đó, mở rộng dần chế độ phúc lợi tập thể", [19, số 63+ 64 ra 9/1973].

Sau một thời gian hoạt động đã có rất nhiều HTX, CNTTCN làm tốt việc thực hiện các chế độ BHXH cho xã viên của mình. Theo báo cáo của 12 tỉnh, tính đến giữa năm 1973, trong số 1861 HTX TTCN hiện đang hoạt động ở miền Bắc nớc ta có:

+ 1729 HTX đã thực hiện chế độ BHXH ốm đau.

+ 1300 HTX đã thực hiện chế độ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp + 1390 HTX đã thực hiện chế độ thai sản.

+ 372 HTX đã thực hiện chế độ trợ cấp già yếu, hu trí + 650 HTX đã thực hiện chế độ trợ cấp đông con + 931 HTX đã thực hiện chế độ nghỉ phép năm.

+ Ngoài ra, còn xây dựng đợc 732 nhà trẻ, 301 nhà mẫu giáo, 351 bếp ăn tập thể và 733 nhà câu lạc bộ.

Trong các HTX thực hiện các chế độ BHXH ở trên thì có 372 cơ sở HTX (chiếm 20%) thực hiện mức tối đa nh các xí nghiệp quốc doanh đang thực hiện theo "Điều lệ tạm thời về BHXH" thực hiện đối với cán bộ công nhân viên chức nhà nớc đợc ban hành theo nghị định 218/CP. ngày 27/12/1961 của Chính phủ.

Với tinh thần xây dựng và mở rộng dần các chế độ BHXH và phúc lợi tập thể là một trong những nội dung xây dựng và củng cố phong trào hợp tác hóa trong ngành CNTTCN, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã viên HTX, làm cho xã viên thực sự yên tâm, phấn khởi sản xuất và ngày càng gắn bó với HTX hơn nữa, sau 10 năm (kể từ năm 1964) từng bớc thực hiện các chế độ BHXH (tự phát) cho thấy: Do trình độ phát triển không đồng đều giữa các ngành nghề, giữa các HTX, giữa các địa phơng; hơn nữa , từ trớc đến thời gian đó chúng ta cha có điều kiện nghiên cứu, hớng dẫn và chỉ đạo việc này

trong toàn ngành, nên các chế độ BHXH nói riêng và phúc lợi tập thể nói chung mà các HTX đã vận dụng thực hiện đợc không thể đồng đều nhau trong các HTX và cũng không tránh khỏi những lệch lạc nhất định.

Do đó, để góp phần thúc đẩy sản xuất TTCN phát triển, củng cố HTX đồng thời đáp ứng nguyện vọng tha thiết, chính đáng của đông đảo xã viên HTX CNTTCN; sau một thời gian phối hợp với Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Tổng Công đoàn Việt nam (Nay là Bộ Lao động - thơng binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam) tổ chức điều tra, nghiên cứu ở nhiều HTX, nhiều địa phơng và có sự tham gia ý kiến xây dựng các ngành có liên quan, Liên hiệp xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Trung ơng đã cho ban hành “Bản quy định tạm thời” về các chế độ BHXH và phúc lợi tập thể trong các HTX tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.

Với quy định này, nhiều HTX CNTTCN đã tự động thực hiện các chế độ BHXH cho xã viên của mình. Nhng, chỉ đợc một thời gian, do cơ sở kinh tế chủ yếu của BHXH là sản xuất và kinh doanh thì lại cha phát triển, cha ổn định mà đã thực hiện ồ ạt, tự phát và tràn lan các chế độ BHXH trong các HTX CNTTCN, dẫn đến việc thực hiện BHXH không đồng đều trong các HTX của toàn ngành cả về mức hởng BHXH lẫn số chế độ BHXH đã áp dụng trong các HTX. Để đảm bảo tính đồng đều, thống nhất và ổn định trong toàn ngành TTCN, ngày 15/11/1982, Ban chủ nhiệm Liên hiệp xã TTCN Trung - ơng đã ra Quyết định số 292-BCN-LĐ, ban hành Điều lệ tạm thời về các chế

độ BHXH đối với xã viên các HTX và các tổ hợp sản xuất CN TTCN". Nội dung của "Điều lệ" tạm thời này cơ bản giống nh"Điều lệ tạm thời về BHXH" thực hiện đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nớc, ban hành theo Nghị định 218/CP, ngày 27/12/1961 của Chính phủ. Nhng việc chi trả các chế độ BHXH đối với xã viên là hoàn toàn do các HTX trích từ thu nhập và quỹ phúc lợi xã hội của mình nộp vào quỹ BHXH chung của Liên hiệp xã cấp trên để thực hiện. Nh vậy, đến những năm đầu của thập kỷ 80, những ngời xã viên HTX CNTTCN đã chính thức đợc thực hiện các chế độ BHXH gần nh ngời

cán bộ công nhân viên trong các xí nghiệp quốc doanh. Quyền lợi thụ hởng các chế độ BHXH đã đợc pháp lý hoá, đánh dấu một bớc ngoặt trong tiến hành thực hiện BHXH đối với ngời lao động trong ngành CN TTCN nớc ta.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định 292/BCN-LĐ chỉ đợc một thời gian ngắn thì đã vấp phải những khó khăn rất lớn trong việc quản lý, tổ chức thực hiện và đặc biệt là nền kinh tế nớc ta lúc đó đang gặp rất nhiều khó khăn, xoá bỏ cơ chế bao cấp, nên đến những năm cuối của thập kỷ 80 thì bị chấm dứt. Bớc sang thập kỷ 90, mặc dù nhà nớc đã ban hành Bộ Luật Lao động (1994) Luât Hợp tác xã (1996), trong đó quy định rõ quyền lợi, và nghĩa vụ tham gia BHXH của mọi ngời lao động và ngời chủ sử dụng lao động, mặc dù triển vọng của các HTX CNTTCN sau khi đã chuyển đổi cơ bản về chất là sáng sủa và đã khẳng định đợc chỗ đứng của mình trong nền kinh tế thị trờng, nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN, nhng cho đến nay việc thực hiện BHXH đối với ngời lao động trong khu vực HTX nói chung và các HTX CNTTCN nói riêng vẫn chỉ nằm trong giai đoạn đang còn nghiên cứu, thử nghiệm.

Một phần của tài liệu bảo hiểm xã hội đối với các hợp tác xã CNTTCN ở Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w