Đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Công ty

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 95 - 97)

Nếu các quyết định tài chính không xem xét đến yếu tố rủi ro thì kết quả dự báo có thể lạc quan và có thể khác xa với kết quả thực tế có thể đạt được. Vì vậy, khi hoạch định kế hoạch kinh doanh nên xem xét vấn đề dưới các tình huống kinh tế khác nhau và hãy xem các chỉ tiêu hoạch định chỉ là các kết quả kỳ vọng.

Những bất ổn ngày càng tăng lên dẫn đến những thay đổi xấu đi trong kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, thay vì ngồi đợi chính phủ can thiệp hoặc tìm cách dự báo chính xác những thay đổi thì trước hết doanh nghiệp cần thiết phải hướng đến phương pháp quản lý rủi ro chủ động.

Vấn đề quan trọng nhất của việc quản trị rủi ro là phải xây dựng được chương trình quản trị rủi ro. Một chương trình quản trị rủi ro thường bao gồm 5 bước sau:

- Bước 1: Nhận diện rủi ro. Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản

chất của rủi ro. Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:

o Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ: yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế,… o Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro

o Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác không.

84

- Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro. Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng

của Công ty đối với các nguồn gốc của rủi ro xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu rủi ro xảy ra thì Công ty được gì và mất gì.

- Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro. Để đánh giá rủi ro, ta làm bài toán chi

phí và lợi ích. Đôi khi việc quản trị rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của Công ty như tiền bạc và thời gian. Do đó, cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.

- Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi

ro.Để quản lý rủi ro có 2 chiến lược:

+ Thứ nhất: Dựa vào tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của Công ty.

+ Thứ hai: Tự Công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ Chứng khoán phái sinh như chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ nhân viên của Công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên Công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian.

- Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp.Đây là bước mấu chốt

cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Trong bước này Ban lãnh đạo Công ty phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có tính thanh khoản cao và có hiệu quả về giá.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro để không ngừng hoàn thiện năng lực quản trị rủi ro tại Công ty.

85

3.6 Ứng dụng các mô hình quản trị tài chính trong việc ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)