Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 75 - 77)

2.2.5.1Kế hoạch tài chính ngắn hạn.

Công tác lập kế hoạch tài chính ngắn hạn chưa được công ty quan tâm đúng mức. Phần lớn hàng hóa của công ty bán ra đều không thu tiền ngay, đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thời gian nợ của khách hàng từ 1-> 3 tháng, đối với các loại bất động sản thì thời gian nợ của khách hàng có thể kéo dài từ 5->10 năm. Nhưng công ty chưa có một kế toán chuyên về công nợ để theo dõi và lập kế hoạch các khoản phải thu. Vì vậy, có rất nhiều trường hợp khách hàng và công ty con trì hoãn việc trả nợ, việc thu hồi công nợ gặp nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí. Giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Từ năm 2007, công ty cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề kiểm soát công nợ, tuy nhiên việc lên kế hoạch thu hồi công nợ vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của khách hàng.

Ngoài các khoản nợ phải thu, vấn đề hàng tồn kho cũng là một vấn đề đáng chú ý. Do lượng hàng hóa công ty nhập về căn cứ vào hợp đồng bao tiêu với đối tác tiêu thụ nên hàng tồn kho phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển của đối tác tiêu thụ. Nếu họ tiêu thụ chậm thì lượng hàng tồn kho nhiều. Trong khi đó,

64

chi phí hàng tồn kho chưa được tính toán một cách cụ thể nhằm đưa ra lượng hàng tồn kho tối ưu. Kho bãi không được xắp xếp một cách khoa học, nên tốn nhiều không gian cho những hàng cũ, không tiêu thụ được và công tác kiểm kê cũng gặp nhiều khó khăn.

Tài sản lưu động còn lại là tiền mặt. Công tác lập ngân sách tiền mặt đã được quan tâm hơn so với hàng tồn kho và khoản nợ phải thu. Mỗi ba tháng, phòng tài chính kế toán lập ngân sách tiền mặt, trong đó thể hiện rõ nhu cầu tiền mặt trong các tháng tiếp theo. Việc lập kế hoạch ngân sách dựa trên doanh thu và các khoản phải trả, các khoản đầu tư, chi phí hoạt động thường xuyên khác. Từ đó, cân đối nguồn tiền mặt cho phù hợp. Nhìn chung công ty luôn sẵn sàng cho các khoản chi tiêu, tuy nhiên việc dự trữ tiền mặt nhiều cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty.

Mặc dù việc lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn cũng đã được thực hiện nhưng chưa thực sự thường xuyên đủ mức cần thiết. Việc xây dựng mô hình kế hoạch tài chính ngắn hạn vì thế cũng chưa được chuẩn hóa. Từ đó, kết quả của kế hoạch tài trợ chưa đáng giá, chưa làm tiêu chí để mọi bộ phận trong công ty phấn đấu đạt được

2.2.5.2 Chiến lược tài chính

Để đưa ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định chính sách cổ tức phù hợp, có hiệu quả, cần thiết phải xác định giai đoạn phát triển của công ty. Nghĩa là xây dựng chiến lược tài chính thích hợp cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Ban lãnh đạo của công ty luôn luôn tìm kiếm những lĩnh vực đầu tư mới, đi trước thị trường nên đạt được hiệu quả cao. Tuy vậy, việc điều hành các chính sách tài chính lại không theo kịp các chiến lược kinh doanh. Ví dụ khi công ty xác định một hoạt động kinh doanh mới, rủi ro cao, lợi nhuận cao và khi đó nguồn vốn tài trợ nên là vốn cổ phần, và chính sách cổ tức là giữ lại lợi nhuận để

65

tái đầu tư, tuy vậy vốn cổ phần ít khi được quan tâm, thông thường công ty sẽ

quyết định huy động vốn bằng nợ vay ngân hàng hơn là các khoản vốn cổ phần hay phát hành trái phiếu công ty.

Để có thể huy động vốn dễ dàng thì công ty cần phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bản cáo bạch do công ty phát hành được xem như một

văn kiện tiếp thị nhằm thu hút các nhà đầu tư. Rõ ràng, để duy trì niềm tin của

nhà đầu tư, có những quy định khống chế việc đưa vào bản cáo bạch những thông tin sai lệch về tiền sử công ty hay dự báo quá lạc quan về tương lai. Các quy định này chủ yếu buộc các giám đốc công ty chịu trách nhiệm cá nhân về các báo cáo sai lệch, và các thông tin tài chính trong quá khứ của công ty do một công ty kiểm toán bên ngoài kiểm tra, báo cáo. Như vậy công ty phải được định vị đúng thời điểm phát hành.

Tuy vậy, do công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, công tác định vị cũng chưa xác định và vấn đề minh bạch tài chính chưa thực sự được ban giám đốc quan tâm đúng mức mặc dù công ty đang có kế hoạch niêm yết trên thị

trường giao dịch chứng khoán. Một trong số các nguyên nhân này là do tâm lý

‘phòng thủ” của lãnh đạo công ty, sự cạnh tranh không lành mạnh cũng khiến cho ban lãnh đạo phải dè chứng, không minh bạch thông tin cho nhà đầu tư.

Việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư chưa được cập nhật kịp thời, đầy đủ. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn vì nhà đầu tư không có cơ sở để phân tích và đưa ra quyết định hợp lý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)