Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 59 - 66)

Sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Công ty Tanimex đã đạt được những hiệu quả nhất định. Việc phân tích các chỉ số tài chính sẽ cho thấy

48

rõ hơn bức tranh tài chính hiện tại của Công ty. Cho phép Ban Lãnh Đạo có những biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính nhờ đó gia tăng sức mạnh của Công ty trong việc thương lượng với Ngân hàng và các nhà cung cấp vốn, hàng hóa, dịch vụ bên ngoài.

Bảng 2.9 : Bảng so sánh chỉ số tài chính giữa công ty Tanimex và Công ty cổ phần KCN Tân Tạo

TANIMEX ITA

STT CHỈ TIÊU

2006 2007 2006 2007

1 Tỷ số khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành 2.74 6.84 0.6 2.1 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 2.47 6.23 0.6 2.1

2 Tỷ số hoạt động

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 181.55 78.71 32.1 17.4 Số vòng quay khoản phải thu 1.98 4.57 11.4 21 Số vòng quay hàng tồn kho 2.89 6.41 1.9 0.6 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0.2 0.42 7.88 1.44 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0.09 0.21 0,24 0.2 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 2.72 1.85 0.26 0.11

3 Tỷ số đòn bẩy tài chính

Tỷ số nợ/tài sản 0.95 0.80 0.61 0.29

Tỷ số nợ/vốn cổ phần 24.7 3.96 1.57 0.42

Khả năng thanh toán lãi vay 2.22 6.58 5.45 14.38

4 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ suất sinh lợi/doanh thu 0.07 0.15 0.42 0.40 Tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản (ROA) 0.01 0.03 0.1 0.07 Tỷ suất sinh lợi/Vốn cổ phần (ROE) 0.17 0.29 0.26 0.11 Thu nhập/mỗi cổ phần (EPS) 4.544 3.672 3.306 4.930

49

Tỷ số khả năng thanh toán.

Tỷ số khả năng thanh toán đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp luôn luôn có đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản nợ vay, kể cả các khoản nợ đến hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho để trả nợ.

Năm 2006 và 2007, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán

nhanh đều lớn hơn 1 (tỷ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2006 là 2.74, năm 2007 là 6.84) chứng tỏ công ty luôn sẵn sàng khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, năm 2006, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tốt hơn năm 2007, số tiền nhàn rỗi không nhiều. Năm 2007, nợ ngắn hạn giảm đáng kể (nợ ngắn hạn năm 2007 giảm 64% so với năm 2006), trong khi tài sản ngắn hạn giảm không đáng kể (giảm 10%) làm cho tỷ số khả năng thanh toán tăng mạnh. Tuy nhiên, căn cứ bảng cân đối kế toán Công ty cho thấy phần lớn tài sản ngắn hạn là khoản đầu tư tài chính (70.75%). Trong điều kiện thị trường chứng khoán xuống dốc như hiện nay, giá trị thị trường của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn rất thấp. Do đó, khả năng thanh toán thực sự của Công ty chỉ khoảng 4.4. Đây vẫn là con số tương đối lớn cho thấy tiền nhàn rỗi quá nhiều, việc sử dụng vốn của Công ty kém hiệu quả. Công ty cần phải thực hiện các biện pháp giảm số tiền nhàn rỗi và có dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ số hoạt động.

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của Công ty. Chúng được thiết kế để trả lời cho câu hỏi : các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán có phù hợp với doanh thu hay không.

Vòng quay khoản phải thu được sử dụng để đo lường hiệu quả và chất

50

2006 chậm (181.55 ngày). Nguyên nhân là do năm 2006 các hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều, thời gian khách hàng trả nợ dài, dẫn đến vòng quay khoản phải thu kéo dài. Năm 2007, vòng quay khoản phải thu giảm đáng kể (giảm còn 79 ngày), do năm 2007 tỷ trọng hoạt động kinh doanh bất động sản giảm, hơn nữa Công ty đã quan tâm nhiều hơn đến việc thu hồi công nợ, điều đó làm cho thời gian thu nợ giảm. Các khoản phải thu năm 2007 chủ yếu là các khoản vay của Công ty con. Do cơ chế thu nợ đối với Công ty con chưa được thực hiện nghiêm túc nên các Công ty con còn ỷ lại, dựa dẫm Công ty mẹ, thời gian trả nợ thường xuyên kéo dài hơn so với hợp đồng. Vì vậy, Công ty cần phải nghiêm khắc hơn nữa trong việc thu hồi công nợ nhằm làm giảm vòng quay khoản phải thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Vòng quay hàng tồn kho được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho, trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thường không có hàng tồn kho. Tuy nhiên, ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty Tanimex cũng kinh doanh một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên xuất hiện hàng tồn kho.

Năm 2006, vòng quay hàng tồn kho là 125 ngày. Đây là khoảng thời gian quá dài so với mức trung bình của ngành thương mại dịch vụ. Năm 2007, tình hình quản trị hàng tồn kho được cải thiện hơn năm 2006, vòng quay hàng tồn kho giảm còn hơn 56 ngày. Một phần do năm 2007 công ty đã thu hẹp lĩnh vực thương mại dịch vụ và hoạt động mạnh hơn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và xây dựng các dự án khu dân cư, nhà ở. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số tương đối lớn vì hàng tồn kho chủ yếu là hàng gia dụng và thuốc lá. Điều này cho thấy thực tế chính sách quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa được thực hiện một cách hợp lý. Trong tương lai nên quan tâm cải thiện hiệu quả ở mặt này.

Tỷ số đòn bẩy tài chính:

Trong tài chính Công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của Công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính chất hai mặt, một mặt nó làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, măt khác làm gia tăng rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

51

Tỷ số đòn bẩy tài chính trung bình của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng là dưới 70%. Cơ cấu nợ năm 2006 cho thấy Công ty sử dụng quá nhiều nợ vay, rủi ro đòn bẩy tài chính là rất lớn (tỷ số nợ/tổng tài sản là 95%), đây là con số không an toàn. Khi tỷ suất sinh lợi mà thấp hơn lãi suất vay thì sẽ làm tăng rủi ro cho Công ty đồng thời khả năng mất khả năng chi trả rất có thể xảy ra vì đặc thù của ngành là nhạy cảm theo sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Năm 2007, công

ty đã điều chỉnh hệ số nợ về mức phù hợp hơn (tỷ số nợ/tổng tài sản là : 80%),

làm giảm mức độ rủi ro. Tuy nhiên đây vẫn còn là mức không an toàn tài chính. Vì vậy, trong các năm tiếp theo, cần thiết phải giảm tỷ số đòn bẩy tài chính về mức trung bình của ngành.

Tỷ số hiệu quả hoạt động

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0.07 thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành (tỷ suất sinh lợi/doanh thu của ITA là 0.4), năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có được cải thiện (0.15). Tuy nhiên, Do đó, công ty cần phải quản lý chi phí tốt hơn và tập trung vào các hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao để tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản của công ty. Tỷ số ROA trung bình của ngành là 0.22, trong khi đó ROA năm 2006 của công ty là 0.01 (rất thấp so với mức trung bình của ngành), mặc dù năm 2007, ROA được cải thiện hơn (tăng lên 0.03) tuy nhiên đây vẫn còn là mức thấp. Nguyên nhân là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thấp, cộng với chi phí lãi cao so sử dụng nhiều nợ vay.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ số ROE năm 2006 của công ty là 0.17, năm 2007 chỉ số này được cải thiện đáng kể (0.29). Mặc dù đòn cân nợ suy giảm mạnh,

52

hiệu suất sử dụng tài sản không đổi nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng đã giúp cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần có tốt hơn. Trong đó, tỷ lệ lãi gộp/doanh thu tăng từ 13% (năm 2006) lên 17.7% (năm 2007), tuy nhiên chi phí hoạt động/doanh thu tăng từ 16% (năm 2006) lên 20.6% (năm 2007) đã làm hạn chế tốc độ tăng của ROE. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí hoạt động/doanh thu là do chi phí bán hàng gia tăng. Tuy nhiên, việc gia tăng chi phí bán hàng chưa thấy được hiệu quả. Do đó, trong các năm tiếp theo, cần nâng cao hiệu quả của chi phí quản lý để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

ROE = DT thuần/Tổng TS x Tổng TS/Vốn CP x Lãi ròng/DT thuần

= x x

Tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đo lường sức thu nhập chứa trong mỗi cổ phần, nói cách khác, nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Năm 2007 hiệu quả hoạt động tăng, tuy nhiên do số lượng cổ phần phát hành bổ sung lớn nên ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi cổ phần. do đó, EPS năm 2007 (3.672 đồng/cổ phần) thấp hơn năm 2006 (4.544). Vì vậy, trong các năm tiếp theo, Công ty phải nâng hiệu quả hoạt động để cải thiện chỉ số này.

Tóm lại:

Nhìn chung, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2007 khả quan hơn năm 2006. Tuy nhiên vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn tại Công ty còn nhiều vấn đề bất cập.

Mặc dù đã tách các đơn vị trực thuộc thành các Công ty thành viên, hạch toán độc lập nhưng các các Công ty thành viên vẫn chưa phát huy tính tự chủ mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn của Công ty mẹ.

Công ty mẹ hỗ trợ vốn cho Công ty con dưới 2 hình thức: cấp vốn và cho vay. Đối với số vốn Công ty mẹ cấp, hằng năm, các Công ty con phải điều tiết

Hiệu suất sử dụng

tổng tài sản

Tỷ số tổng TS

trên vốn cổ phần

Tỷ suất sinh lợi

53

lợi nhuận về Công ty theo tỷ lệ cổ tức Công ty trả cho cổ đông. Với nguồn vốn vay thì phải trả lãi theo mức lãi suất đã được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt. Khi Công ty con làm ăn không hiệu quả, được Công ty mẹ cho nợ hoặc hỗ trợ với mức lãi suất thấp (bằng lãi suất công ty gửi kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng), thậm chí không tính lãi vì thế không tạo động lực để các Công ty con tự chủ về mặt tài chính, dựa vào sự nâng đỡ của Công ty mẹ. Thời gian trả nợ không đúng hạn và thường xuyên phải gia hạn nợ của các Công ty con cũng là vấn đề cần xem xét.

Trường hợp phải huy động vốn bên ngoài, Công ty con không thể làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ cho hoạt động sản suất kinh doanh mà vay vốn thông qua Công ty mẹ hoặc đề nghị Công ty mẹ bảo lãnh vay vốn.

Bên cạnh đó, việc thành lập Công ty con độc lập khi bộ phận hoặc xí nghiệp chưa đủ năng lực cũng khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Mục tiêu kinh doanh không có tính chiến lược, không có kế hoạch dài hạn, chưa xây dựng được đội ngũ nhân lực đủ mạnh để xâp nhập thị trường tìm kiếm hướng đi thích hợp.

Hiệu quả kinh doanh giữa các loại hình hoạt động của Công ty không giống nhau, tỷ trọng doanh thu của hoạt động bán hàng hóa lớn (80%) nhưng lợi nhuận rất thấp (lợi nhuận gộp đối với hoạt động bán hàng hóa thương mại là 6.7%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu khi mới tách các công ty con, công ty con không đủ chức năng hoặc không đủ vốn để mua hàng hóa, dịch vụ, vì vậy phải mua thông qua công ty mẹ. Công ty mẹ mua và bán cho công ty con với tỷ lệ sinh lời thấp, thậm chí bằng giá vốn. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung toàn công ty.

Các vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, mặt dù năm 2007 tình hình tài chính khả quan hơn so với năm 2006 tuy nhiên so với mức trung bình của ngành hoặc các công ty cùng ngành vẫn còn yếu kém.

54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex (Trang 59 - 66)