3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
3.1.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết
Để có thể thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết, trước hết phải đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của khoản mục đang kiểm toán. Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định được mức sai số có thể chấp nhận được cho từng khoản mục. Từ đó xác định số lượng các bằng chứng cần thu thập và các số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Với các khoản mục được đánh giá là trọng yếu, kiểm toán viên dự kiến rủi ro kiểm toán cho khoản mục đó thấp, khi đó cần thực hiện tăng số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Ngoài ra, thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết kế với dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp và các thủ tục kiểm tra chi tiết tiếp theo.
Nói tóm lại, chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công thực hiện giữa các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán cũng như các dự kiến về tư liệu, về thông tin liên quan cần thu thập và sử dụng. Do việc dự kiến các tình huống xảy ra là rất khó khăn nên chương trình kiểm toán có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu có điều bất thường xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kiểm toán. Tại Công ty S&S, chương trình kiểm toán được thiết kế cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính và được đánh tham chiếu từ C đến V. Chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục gồm các nội dung: xác định mục tiêu kiểm toán, thiết kế các thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp, thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết. Chương trình kiểm toán được thiết kế như sau:
Biểu 12: Mẫu chương trình kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng do Công ty S&S thiết kế
S&S Auditing and Consulting Co., Ltd
Khách hàng: Công ty TNHH A
Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006 Nội dung: Chương trình kiểm toán
KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG Mục tiêu
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ (Tính đầy đủ)
- Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận (Tính có thật)
- Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế toán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm.
- Số liệu trên các tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính (Tính chính xác)
- Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được, tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi.
- Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định (Tính đánh giá)
- Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán.
- Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo)
Thủ tục kiểm toán Tham
chiếu
Người thực hiện
Ngày thực hiện 1.Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
1.1. Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và báo cáo tài chính.
Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước.
Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán.
1.2. Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch) bất thường (nếu có).
1.3. Thu thập Bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu khách hàng. Đánh giá khả năng thu hồi của các khoản phải thu khách hàng và so sánh với các quy định của Nhà nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi. 1.4. So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng
F210 F211 F212 F213 Ánh, Hòa, Huy, Lộc 5/2/2007 Tham chiếu A320 Người lập Ánh Người kiểm tra Mr Lee Ngày 01/02/2007
động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng, ...)
F214
2. Thủ tục kiểm tra chi tiết
2.1. Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường, ...). Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó.
2.2. Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu khách hàng:
- Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư Có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội dung khác như: phải thu nội bộ, phải thu nhân viên, ...). - Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiên ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận.
- Kiểm tra một số số dư lớn, có giá trị, đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của các số dư này.
- Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ (nếu có).
- Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư lớn vượt quá (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá (theo tuổi nợ).
- Tóm tắt các kết quả xác nhận:
+ Tính tổng số các khoản phải thu khách hàng đã được xác nhận và so sánh với tổng phải thu khách hàng.
+ Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích.
+ Đối với trường hợp không trả lời thực hiện thủ tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ hoặc việc ký nhận mua hàng trên hóa đơn, báo cáo xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo hàng ra của bộ phận bảo vệ (nếu có), ...
2.3. Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng có phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn..., kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. 2.4. Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Kiểm tra các giao dịch đến ngày 15 tháng 1 năm 2007 để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm 2006 mà chưa được ghi nhận.
2.5. Đối với các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ:
- Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản phải thu khách hàng.
- Kiểm tra lại việc đánh giá lại số dư các khoản phải thu F220 F221 F222 F223 F224 F225
khách hàng có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư.
2.6. Kiểm tra việc lập sự phòng các khoản phải thu khó đòi:
- Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng.
- Tìm kiếm các khoản công nợ phải thu đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán...) nhưng chưa ghi nhận, trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý.
- Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với tài khoản 004.
- Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ.
- Kết luận khả năng thu hồi của các khoản phải thu khách hàng, lưu ý việc chỉ ra chênh lệch giữa số dư tài khoản 139 theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có).
F226
3. Kết luận
3.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý.
3.2. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện.
3.3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán. F230 F231 F232 F233 3.2. Họp nhóm kiểm toán
Sau khi hoàn thành kế hoạch kiểm toán, các kiểm toán viên có liên quan và các kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp để thống nhất công việc và thời gian thực hiện. Đồng thời giải quyết những vướng mắc liên quan đến tình hình của khách hàng kiểm toán. Tại đây, các kiểm toán viên sẽ nêu ra các vướng mắc đã tìm hiểu được về tình hình hoạt động kinh doanh, về hoạt động quản lý và các hoạt động có liên quan của Công ty khách
hàng. Do đó, cuộc họp này giúp các kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán có sự hiểu biết hoàn toàn về khách hàng kiểm toán và các công việc kiểm toán se thực hiện khi thực hành kiểm toán. Tùy năng lực, trình độ, kinh nghiệm, điểm mạnh của từng thành viên nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công người thực hiện từng khoản mục để đảm bảo chất lượng, tiến độ của cuộc kiểm toán.
PHẦN III
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN - KIỂM TOÁN S&S
1. NHẬN XÉT CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY S&S THỰC HIỆN TY S&S THỰC HIỆN
1.1. Nội dung lập kế hoạch kiểm toán
Công tác lập kế hoạch kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kiểm toán tài chính do Công ty S&S thực hiện. Một kế hoạch kiểm toán chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả, chất lượng kiểm toán, đồng thời nâng cao uy tín của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một công ty kiểm toán mới thành lập.
Mặc dù là một công ty kiểm toán trẻ mới thành lập, song Công ty S&S đã xây dựng được cho mình một kế hoạch kiểm toán khá hoàn thiện với một chương trình kiểm toán cụ thể và riêng biệt.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, việc thu thập các thông tin cơ sở và thông tin pháp lý của khách hàng thường được thực hiện qua các phương tiện thông tin như email, fax, chuyển phát nhanh. Các thông tin thu thập từ phía khách hàng và cả từ bên thứ ba nên các thông tin luôn đảm bảo tính khách quan. Trong quá trình lập kế hoạch, Công ty S&S có thực hiện các buổi gặp gỡ với Ban giám đốc khách hàng để phỏng vấn và tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc hoạt động và vận hành hệ thống kế toán, đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mỗi công việc như thu thập thông tin, tìm hiểu về khách hàng, phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được các nhân viên trong công ty chia nhau thực hiện tùy kinh nghiệm và tính chất công việc. Sau đó, các thông tin, các đánh giá, phân tích về khách hàng được tập hợp lại và xác lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán chi
tiết. Thông thường, chương trình kiểm toán được thiết kế sẵn, nhưng tùy đặc điểm khách hàng đã được tìm hiểu và đánh giá để thay đổi một số chi tiết trong thủ tục kiểm toán các khoản mục trong chương trình kiểm toán cho phù hợp.
Tuy nhiên do bị hạn chế về thời gian và khối lượng công việc cần hoàn thành nên nhiều khi thời gian việc lập kế hoạch kiểm toán bị rút ngắn lại. Do đó, công ty không có đủ thời gian để thực hiện đầy đủ các quy trình trong việc lập kế hoạch kiểm toán hoặc không thực hiện kỹ lưỡng các công việc trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Vì vậy, với những thông tin khái quát thu thập được trực tiếp từ khách hàng và từ bên thứ ba liên quan, kiểm toán viên chỉ có thể dựa vào đó để nắm bắt những điểm cốt yếu, quan trọng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là một công việc chủ quan của kiểm toán viên nên với những thông tin khái quát đó, kiểm toán viên không thể đánh giá hết mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính. Trong trường hợp như vậy, kiểm toán viên không lường hết được rủi ro nên kế hoạch kiểm toán được lập ra có thể là không hiệu quả.
1.2. Phân công lập kế hoạch kiểm toán
Nhân viên làm việc tại Công ty S&S đều là những người còn rất trẻ và có trình độ chuyên môn cao. Tất cả đều tốt nghiệp đại học hoặc cao học chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Một số đã có Chứng chỉ Kế toán viên công chứng Việt Nam (CPA). Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc chính là cơ sở đảm bảo chất lượng của các cuộc kiểm toán nói chung và kế hoạch kiểm toán nói riêng.
Tuy nhiên, do chỉ là một công ty nhỏ nên số lượng nhân viên của Công ty S&S hạn chế, mà khối lượng công việc lại rất lớn nên áp lực công việc khá cao. Tuy vậy, trước mỗi cuộc kiểm toán, công tác lập kế hoạch kiểm toán vẫn được thực hiện đầy đủ quy trình và đảm bảo hiệu quả. Tùy kinh nghiệm thực hiện mà mỗi công việc như tìm hiểu về khách hàng, thu thập thông tin, phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được phân công cho từng người. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm
tổng hợp các thông tin đã thu thập, các phân tích đánh giá đã thực hiện để xác lập kế hoạch kiểm toán cho đầy đủ. Căn cứ những đặc điểm riêng có của khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành thay đổi các chi tiết trong chương trình kiểm toán.
1.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Công ty S&S tiến hành tìm hiểu các thông tin liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với Ban quản trị công ty khách hàng, phát các mẫu Bảng câu hỏi về việc kiểm soát các quá trình, các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị khách hàng. Do đó các thông tin thu thập được hoàn toàn là từ phía khách hàng và mang tính chủ mà không có thông tin thu thập được từ bên thứ ba liên quan, do vậy chất lượng thông tin thu thập có thể không chính xác, làm cho kế hoạch kiểm toán không hiệu quả. Từ sự phỏng vấn trực tiếp Ban quản trị công ty khách hàng, kiểm toán viên chỉ có thể có những đánh giá trực quan, mang nặng tính chủ quan của kiểm toán viên về cung cách quản lý, về phong thái quản lý của Ban quản trị đối