Nhận diện các bên hữu quan

Một phần của tài liệu 388 Hoàn thiện Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S thực hiện (Trang 37)

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

2.1.3.Nhận diện các bên hữu quan

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550 “Các bên liên quan”,

“Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các bên liên quan và về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với Báo cáo tài chính”.

Đối với Công ty A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, là một công ty con của công ty mẹ ở Hàn Quốc, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất, gia công, xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thông qua việc xem xét các Biên bản họp Ban giám đốc, các Hợp đồng kinh tế, các Hóa đơn mua bán của Công ty A, kiểm toán viên bước đầu đã nhận diện các bên hữu quan của Công ty A đó là Công ty mẹ tại Hàn Quốc, trong đó có quan hệ mua bán nội bộ, có quan hệ nhận và chuyển vốn đầu tư thường niên. Các bên hữu quan là các ngân hàng như Ngân hàng Woori Bank, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có quan hệ vay vốn, giao dịch chuyển khoản, mở tài khoản, ... Các bên hữu quan còn là các người mua, các nhà cung cấp tại Việt Nam và ngoài nước với các quan hệ mua bán thành phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu. Như vậy, từ sự hiểu biết này, kiểm toán viên dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa Công ty A và các bên hữu quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, do những tài liệu đã thu thập từ Công ty A là tương đối rõ ràng, chỉ có một số giấy tờ được thể hiện bằng tiếng Hàn Quốc nên các kiểm toán viên chỉ dự kiến sử dụng chuyên gia dịch tiếng Hàn Quốc. Các chuyên gia được Công ty S&S lựa chọn phải có đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc. Chuyên gia sẽ cung cấp các thông tin bằng tiếng Việt liên quan đến các giấy tờ bằng tiếng Hàn Quốc thông qua việc dịch tiếng Hàn Quốc sang tiếng Việt. Đồng thời trong các buổi thảo luận, trao đổi giữa kiểm toán viên Công ty S&S và Ban Giám đốc Công ty A, để nâng cao chất lượng về việc thực hiện kiểm toán và tư vấn kế toán, chuyên gia có thể giúp đỡ dịch thuật sao cho kiểm toán viên và Ban giám đốc có thể hiểu rõ về nhau và về công việc của nhau nhất, từ đó nâng cao chất lượng các dịch vụ mà S&S cung cấp và tạo được sự tin cậy của Ban giám đốc Công ty A đối với các công việc kiểm toán, tư vấn của kiểm toán viên.

2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích là một thủ tục quan trọng được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Có ba lý do chính khiến kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán một cách thích hợp là để có thể thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực, giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh những bất đồng với khách hàng. Thủ tục phân tích chính là một phương pháp đơn giản và hiệu quả để thực hiện những mục tiêu đó. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi đã thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên phải thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của Công ty A để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Việc thực hiện thủ tục phân tích cũng tạo cơ sở cho việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, giúp kiểm toán viên có thể hình thành một kế hoạch kiểm toán tổng thể có hiệu quả. Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ nhằm các mục đích:

- Thu thập hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của Công ty A kể từ lần kiểm toán năm trước.

- Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng năm kiểm toán. Đồng thời giúp kiểm toán viên xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.

- Đánh giá sự hiện diện của các sai số có thể có trên Báo cáo tài chính năm kiểm toán của Công ty A.

Như vậy, qua việc thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có thể xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Việc xây dựng thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán do Công ty S&S thực hiện bao gồm hai loại cơ bản là phân tích ngang và phân tích dọc. Khi thực hiện phân tích ngang, kiểm toán viên sẽ tiến hành so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau để thấy được những biến động bất thường và xác định được các lĩnh vực, các khoản mục trọng yếu cần quan tâm. Khi thực hiện phân tích dọc, kiểm toán viên sẽ sử dụng các tỷ suất tài chính để phân tích tỷ lệ tương quan giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính với nhau.

Để nắm bắt rõ hơn tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công ty A trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Công ty S&S có tiến hành phân tích sơ bộ các số liệu, các thông tin tài chính để có thể tìm ra xu hướng phát triển, những biến động, chênh lệch về tình hình kinh doanh giữa các thời kỳ, và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác.

Từ các Báo cáo tài chính đã thu thập được, Công ty S&S tiến hành phân tích ngang và phân tích dọc. Các biểu mẫu dưới đây thể hiện việc phân tích và cách thức phân tích sơ bộ các Báo cáo tài chính của Công ty A do Công ty S&S thực hiện.

S&S Auditing and Consulting Co., Ltd

Khách hàng: Công ty TNHH A

Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006

Nội dung: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2006 so với 31/12/2005 Ghi chú Số tiền % Tài sản ngắn hạn 14.444.924.086 42.144.371.634 28.127.582.563 300,67 (1) Tiền mặt 318.571.605 187.407.200 -131.164.405 58,83 (2) Tiền gửi ngân hàng 2.486.422.888 1.465.916.633 -1.020.506.255 58,96 (3) Phải thu khách hàng 1.958.259.735 21.230.154.040 19.271.894.305 1084,1

3 (4) Trả trước cho người bán 44.786.400 0 -44.786.400 0,00 (5) Thuế GTGT được khấu trừ 1.951.889.383 2.832.171.613 880.282.230 145,09 (6) Phải thu khác 323.057.253 2.314.946.320 1.991.889.067 716,57 (7) Nguyên vật liệu 0 2.683.222.029 2.683.222.029 100,00 (8) Công cụ dụng cụ 540.318.055 317.776.538 -222.541.517 58,81 (9) Sản phẩm dở dang 797.529.626 2.915.915.485 2.118.385.859 365,62 (10) Thành phẩm 5.360.651.594 7.049.360.753 1.688.709.159 131,50 (11) Tài sản ngắn hạn khác 253.302.532 1.147.501.023 912.198.491 487,67 (12) Tài sản dài hạn 34.670.973.090 42.126.042.660 7.455.069.570 121,50 (13) Tài sản cố định hữu hình 34.618.349.114 41.983.206.188 7.364.857.074 121,27 (14) Tài sản cố định vô hình 52.623.976 142.836.472 90.212.496 271,43 (15) Nợ phải trả 21.318.527.086 60.744.261.291 39.425.734.20 5 284,94 (16) Vay ngắn hạn 4.022.750.000 3.809.280.000 -213.470.000 94,69 (17) Chi phí phải trả 6.859.094.916 6.429.444.916 -429.650.000 93,74 (18) Phải trả người bán 0 30.871.604.269 30.871.604.269 100,00 (19) Thuế, các khoản phải nộp Nhà

nước

3.311.506 2.944.736 -366.770 88,92 (20) Phải trả người lao động 1.813.931.096 1.309.213.564 -504.717.532 72,17 (21) Phải trả, phải nộp khác 11.296.249 2.847.857.942 55.952.729 107,63 (22) Vay và nợ dài hạn 7.874.992.472 14.684.812.288 6.809.819.816 186,47 (23)

Vốn chủ sở hữu 27.369.235.075 23.526.153.003 -3.843.082.072 85,96 (24) Vốn đầu tư của chủ sở hữu 38.571.550.000 38.571.550.000 - - (25) Lợi nhuân chưa phân phối (11.202.314.925) (15.045.396.997) -3.843.082.072 65,69 (26)

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

48.687.762.161 84.270.414.294 35.582.652.133 173,08 (27)

Ghi chú:

(1) Tài sản ngắn hạn tăng lên 300,67% chủ yếu do tăng các khoản phải thu khách hàng, tăng hàng tồn kho. Điều này chứng tỏ công ty đang tích trữ hàng chuẩn bị cho sản xuất. Hàng bán chuyển cho khách hàng nhưng không thu được tiền cần kiểm tra công nợ với khách hàng, gửi các Bản đối chiếu công nợ cho khách. Tiền giảm và hàng tồn kho tăng lên, cần xem xét yêu cầu mua, hợp đồng sản xuất, gia công. ...

...

Kết luận:

- Sự tăng lên của các khoản phải thu là quá lớn, cần đối chiếu công nợ, gửi thư xác nhận cho tất cả các khách hàng để làm cơ sở cho kết luận...

Tham chiếu A315 Người thực hiện Hòa Ngày 25/01/2007

- Các khoản phải thu tăng lên trong khi đó hàng tồn kho cũng tăng lên nhiều, cần chú ý tính hợp lý trong việc lập kế hoạch sản xuất, công tác quản lý sản xuất để đánh giá rủi ro... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ...

Biểu 9: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty A

S&S Auditing and Consulting Co., Ltd

Khách hàng: Công ty TNHH A

Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006

Nội dung: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ghi chú:

(1) Doanh thu tăng lên 116,46% chứng tỏ công ty đang có thêm nhiều bạn hàng, tuy nhiên không thu được tiền ngay mà chủ yếu là bán chịu.

(2) Giá vốn hàng bán tăng lên 126,86%, mức tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu nên không hợp lý trong việc dự trữ hàng tồn kho phục vụ sản xuất. Mức tăng nhanh hơn làm lợi nhuận gộp giảm đi.

...

Kết luận:

Tham chiếu A316 Người thực hiện Hòa Ngày 25/01/2007

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005 Ghi chú Số tiền % Doanh thu 43.769.942.638 50.976.252.105 7.206.309.467 116,46 (1) Các khoản giảm trừ 0 0 0 0,00 (2) Doanh thu thuần 43.769.942.638 50.976.252.105 7.206.309.467 116,46 (3) Giá vốn hàng bán 28.036.845.255 35.567.855.284 7.531.010.029 126,86 (4) Lợi nhuận gộp 15.733.097.383 15.408.396.821 -324.700.562 97,94 (5) Chi phí bán hàng và

quản lý doanh nghiệp

5.104.145.552 6.001.432.155 897.286.603 117,58 (6) Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 10.628.951.831 9.406.964.666 -1.221.987.165 88,50 (7) Thu nhập khác 27.239.492 889.767.942 862.528.450 3266,46 (8) Chi phí khác 875.768.966 326.972.855 -548.796.111 37,33 (9) Tổng lợi nhuân kế toán

trước thuế

9.780.422.357 9.969.759.753 189.337.396 101,94 (10) Thuế TNDN phải nộp 0 0 0 0,00 (11) Lợi nhuận sau thuế 9.780.422.357 9.969.759.753 189.337.396 101,94 (12)

- Thu nhập khác biến động quá lớn, đây là biến động trọng yếu cần chú ý và tăng thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

- ...

Biểu 10: Các tỷ suất tài chính Công ty A

S&S Auditing and Consulting Co., Ltd

Khách hàng: Công ty TNHH A

Kỳ kiểm toán: 01/01/2006 – 31/12/2006 Nội dung: Các tỷ suất tài chính

Các tỷ suất tài chính Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú Tỷ suất khả năng thanh toán

1. Tỷ suất thanh toán hiện hành 1,103 0,931 (1) 2. Tỷ suất thanh toán nhanh 0,567 0,644 (2) 3. Tỷ suất thanh toán tức thời 0,221 0,036 (3) 4. Tỷ suất thanh toán dài hạn 2,284 1,387 (4)

Tỷ suất về cấu trúc tài chính

5. Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ 0,712 0,499 (5) 6. Tỷ suất tự tài trợ 0,562 0,279 (6) 7. Tỷ suất nợ 0,438 0,721 (7) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất về hiệu quả kinh doanh

8. LN thuần/Vốn 0,388 0,399 (8) 9. LN gộp/Doanh thu 0,359 0,302 (9)

Ghi chú:

(1) Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2006 giảm so với năm 2005, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn giảm đi. Trong khi tài sản ngắn hạn tăng lên nhưng tỷ suất thanh toán hiện hành giảm đi chứng tỏ nợ ngắn hạn của công ty tăng nhiều hơn mức tăng lên của tài sản ngắn hạn.

...

Kết luận:

- Tỷ suất thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn có vấn đề, cần chú trọng việc quay vòng tài sản với các khoản nợ ngắn hạn.

- Tỷ suất thanh toán nhanh thấp, cần xem sự hợp lý luồng tiền sử dụng. Cộng với việc tỷ suất thanh toán tức thời quá thấp, cần sự giải trình của Ban giám đốc về vấn đề này.

- ...

Tham chiếu A317 Người thực hiện Hòa Ngày 25/01/2007

Dựa trên các phân tích này, kiểm toán viên sẽ nhận thấy tỷ trọng các tài sản, nguồn vốn, và xu hướng phát triển của chúng. Từ đó đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh năm nay so với các năm trước và dự đoán tình hình tài chính cho năm sau. Từ kết quả phân tích, chú trọng các thủ tục kiểm toán đến các khoản mục có biến đổi lớn, có thay đổi bất thường. Bên cạnh đó, so sánh các chỉ tiêu phân tích với toàn ngành để thấy được quy mô kinh doanh, kết quả kinh doanh của công ty A so với mặt bằng chung của toàn ngành.

2.3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán2.3.1. Đánh giá trọng yếu2.3.1. Đánh giá trọng yếu 2.3.1. Đánh giá trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được, và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên Báo cáo tài chính. Từ đó xác định phạm vi của cuộc kiểm toán tài chính, bản chất, thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Kiểm toán viên tiến hành đánh giá tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp kiểm toán viên lập kế hoạch thu thập bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tại Công ty S&S, các kiểm toán viên có kinh nghiệm sau khi xem xét các bằng chứng đã thu thập, các phân tích sơ bộ sẽ tiến hành ước lượng về tính trọng yếu dựa trên một số hướng dẫn như sau:

Bảng 3: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng (%)

Tổng tài sản lưu động 2

Vốn chủ sở hữu 2

Lợi nhuận sau thuế 10

Nếu tình hình kinh doanh của khách hàng là ổn định thì thường sử dụng chỉ tiêu Doanh thu làm cơ sở ước lượng trọng yếu. Ngoài ra, để chính xác hơn thì có thể sử dụng thêm chỉ tiêu Lợi nhuân sau thuế để ước lượng ban đầu tính trọng yếu. Còn nếu hoạt động kinh doanh của khách hàng chưa ổn định thì kiểm toán viên thường chọn chỉ tiêu Tổng tài sản lưu động làm cơ sở để ước lượng.

Đối với Công ty A, một công ty mới thành lập nên kiểm toán viên đánh giá hoạt động kinh doanh là chưa ổn định. Do vậy, kiểm toán viên sử dụng chỉ tiêu Tổng tài sản lưu động làm cơ sở để ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Tỷ lệ trọng yếu ước lượng theo chỉ tiêu Tổng tài sản lưu động là 2%, là mức trung bình, chứng tỏ cần phải thu thập lượng bằng chứng vừa đủ để làm cơ sở ra ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên, khi ghi chú mức ước lượng trọng yếu này, kiểm toán viên cũng chú ý về việc có thể thay đổi mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu thấy mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là không hợp lý.

Các khoản mục Tiền, Phải thu khách hàng, Phải trả người bán được dùng làm cơ sở để đánh giá tính trọng yếu đối với khách hàng A. Các khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trên Bảng cân đối kế toán và có biến động lớn trong năm 2006 so với năm 2005. Bên cạnh đó, tiền và các khoản phải thu, phải trả liên quan đến nhiều đối tượng, liên quan hầu hết đến doanh thu và chi phí của công ty A.

Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

Từ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức ước lượng đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, tức là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục trên

Một phần của tài liệu 388 Hoàn thiện Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán S&S thực hiện (Trang 37)