Giaiđoạn 3 Hoànthành kiểmtoán vàcông bốbáo cáokiểm

Một phần của tài liệu 380 Kiểm toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trên báo cáo tài chính áp dụng phương pháp khấu trừ thuế do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc Gia Việt Nam (Trang 40 - 42)

Trong bước này, KTV phải làm những công việc cuối cùng để hoàn tất công việc kiểm toán theo hợp đồng với khách hàng. KTV chính tổng hợp kết

quả của tất cả các bộ phận đã được kiểm toán, trong đó có khoản mục thuế GTGT. Đối với KTV thực hiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT thì công việc cần làm trong giai đoạn này là tổng hợp những bút toán điều chỉnh (nếu có), nêu những vấn đề tồn tại trong việc hạch toán và quản lý thuế GTGT của khách hàng cùng với việc đề xuất những giải pháp có thể để giải quyết những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, KTV chính sẽ có những chú thích, ý kiến đối với khoản mục thuế GTGT trên báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán về BCTC phải nêu rõ ý kiến của KTV về BCTC đã thực hiện trên hai phương diện: Phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của các thông tin định lượng của BCTC. Có bốn loại ý kiến mà KTV có thể trình bầy trên Báo cáo kiểm toán về BCTC là:

- Ý kiến chấp nhận toàn phần được sử dụng trong trường hợp KTV và Công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. - Ý kiến chấp nhận từng phần được sử dụng trong trường hợp KTV và

Công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc mà KTV đã nêu ra trong Báo cáo kiểm toán về BCTC.

- Ý kiến từ chối được sử dụng trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTC.

- Ý kiến không chấp nhận được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.

Cùng với việc phát hành báo cáo kiểm toán, hãng kiểm toán còn gửi thư quản lý do chính KTV soạn thảo.

Trên thực tế quy trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT được ứng dụng rất linh hoạt, tùy theo chương trình kiểm toán của mỗi công ty và đặc thù của từng cuộc kiểm toán song vẫn phải đảm bảo gắn với thực tiễn. Điều này phù hợp với nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chương 2 của chuyên đề sẽ tìm hiểu về thực tiễn kiểm toán khoản mục thuế GTGT trên BCTC được thực hiện bởi VNFC.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ GTGT TRÊN BCTC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT

NAM THỰC HIỆN

2.1- Đặc điểm của Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam với vấn đề kiểm toán khoản mục thuế GTGT:

Một phần của tài liệu 380 Kiểm toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trên báo cáo tài chính áp dụng phương pháp khấu trừ thuế do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc Gia Việt Nam (Trang 40 - 42)