Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán

Một phần của tài liệu 341 Hoàn thiện quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện (Trang 39 - 40)

1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam

1.3.1.Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán

Một cuộc kiểm toán được xác định bắt đầu từ khâu tiếp xúc với khách hàng, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ, quá trình cung cấp dịch vụ và quyết toán, thanh lý hợp đồng. Sơ đồ quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán cụ thể:

Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán

Để thực hiện một cuộc kiểm toán thì bước đầu tiên là phải tiếp xúc với khách hàng và ký kết hợp đồng. Công việc tìm kiếm khách hàng do BGĐ và các nhân viên trong công ty thực hiện và còn có sự hỗ trợ của các văn phòng đại diện tại các tỉnh và thành phố khác.

Sau khi ký kết hợp đồng, Tổng Giám đốc giao trách nhiệm tổ chức cho các Phó Tổng Giám đốc. Căn cứ vào lịch làm việc và kế hoạch đã và đang thực hiện, các Phó Tổng Giám đốc sẽ quyết định phân bổ hợp đồng cung cấp dịch vụ về phòng nghiệp vụ thích hợp. Đồng thời, Phó Tổng Giám đốc sẽ cùng với các trưởng phòng lựa chọn chủ nhiệm kiểm toán và các trợ lý thực hiện cuộc kiểm toán. Việc lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán căn cứ vào chuyên môn của nhân viên về lĩnh vực cần thực hiện. Để thực hiện một cuộc kiểm toán thành công và có hiệu quả, kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán được xây dựng trên cơ sở chương trình kiểm toán chung và căn cứ vào những hiểu biết ban đầu của Công ty và KTV về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kế hoạch chi tiết phải được xây dựng một cách chặt

Tiếp xúc, ký kết hợp đồng

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

chẽ và khoa học nhằm giúp cho các KTV trong quá trình kiểm toán không bỏ sót các sai phạm trọng yếu liên quan đến nội dung kiểm toán. Chương trình kiểm toán tại Công ty hướng dẫn thực hiện kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục: tiền; các khoản đầu tư ngắn hạn; các khoản phải thu; hàng tồn kho; tài sản lưu động khác; chi phí sự nghiệp; tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định vô hình và tài sản cố định khác; các khoản đầu tư dài hạn; chi phí XDCB dở dang; ký quỹ, ký cược dài hạn; các khoản phải trả ngắn hạn; các loại thuế; công nợ khác; vay và nợ dài hạn; vốn quỹ và lãi giữ lại; nguồn kinh phí; doanh thu; giá vốn hàng bán; chi phí hoạt động; thu nhập khác và chi phí khác.

Trong quá trình kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân công cho mỗi KTV chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán một phần hành cụ thể. Cuối cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán có trách nhiệm tổng hợp kết quả của các KTV và hình thành nên ý kiến của mình trong BCKT. Quá trình thực hiện, các phát hiện, các kết quả của KTV phải được trình bày đầy đủ trên giấy tờ làm việc của KTV và tuân theo kế hoạch đã định.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán phải lập BCKT trong đó nêu rõ ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị. Đồng thời, KTV cũng cần phát hiện các sai sót, tồn tại của hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và nêu ra trong Thư quản lý. Việc lập BCKT cần được thảo luận với Công ty khách hàng về những sai sót mà KTV phát hiện được và nên được thống nhất ý kiến với khách hàng. Bởi vì điều này có ảnh hưởng tới khả năng Công ty kiểm toán giữ được khách hàng và tiếp tục cung cấp dịch vụ trong những năm tiếp theo. Sau khi lập và ký vào BCKT, cuộc kiểm toán coi như hoàn tất và tiến hành thanh lý hợp đồng. Sau khi hoàn thành BCKT, KTV vẫn có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho khách hàng khi có vấn đề phát sinh sau cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu 341 Hoàn thiện quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện (Trang 39 - 40)