Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến

Một phần của tài liệu 341 Hoàn thiện quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện (Trang 27 - 29)

2. Cơ sở lý luận tiến hành kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán tà

2.3.1.Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến

Các khoản công nợ ngoài dự kiến là những khoản nợ có khả năng xảy ra trong tương lai từ một hoạt động đã xảy ra. Khoản công nợ ngoài ý muốn là một khoản thanh toán tiềm ẩn trong tương lai là kết quả của một điều kiện hiện có. Tuy nhiên không thể chắc chắn khoản công nợ này sẽ thực sự xảy ra và xảy ra với số tiền là bao nhiêu.Và khoản công nợ này có thực sự thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp hay không sẽ được giải quyết bởi những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Các khoản công nợ ngoài dự kiến có thể phát sinh với số tiền lớn yêu cầu phải được công bố, trình bày trên Thuyết minh BCTC của đơn vị. Khoản công nợ ngoài ý muốn có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà KTV thường quan tâm là những vụ kiện đang được giải quyết, các tranh chấp về thuế với các cơ quan chức năng và những séc thanh toán còn hiệu lực.

Để đánh giá về các khoản công nợ ngoài dự kiến, KTV có thể phỏng vấn BGĐ hoặc luật sư của khách hàng, và trong quá trình kiểm tra chi tiết cũng cần lưu ý đến khả năng xảy ra các khoản công nợ này. Khi tiến hành đánh giá, KTV cần xem xét tính trọng yếu của các khoản công nợ này và xem xét việc công khai trình bày chúng trên BCTC. Sự công khai này có thể là

không cần thiết nếu các khoản công nợ này chưa có dấu hiệu nào rõ ràng hoặc là không trọng yếu.

Các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của khách hàng là một bằng chứng thuyết phục về các khoản công nợ ngoài dự kiến. Ví dụ như kết quả của giải quyết các vụ kiện, các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về kê khai, nộp thuế. Ngoài ra, những sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC cũng cần được xem xét vì nó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng thông tin được trình bày trên BCTC của đơn vị. Những sự kiện này được phân thành 2 nhóm:

 Những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chính và cần điều chỉnh. Đây là những sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC của đơn vị chứng minh cho sự tồn tại của nghiệp vụ mà tại thời điểm lập BCTC đơn vị chưa phản ánh dù đã có dấu hiệu về sự tồn tại của nghiệp đó:

 Tuyên bố phá sản của một khách hàng còn số dư nợ chưa thanh toán  Giải quyết một vụ kiện với số tiền khác với số tiền ghi sổ.

 Chuyển nhượng một thiết bị không được sử dụng với giá thấp hơn giá ghi sổ.

 Bán các khoản đầu tư với giá thấp hơn giá vốn ghi sổ.

 Những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến các báo cáo tài chính nhưng không cần điều chỉnh. Những sự kiện này xảy ra do các nhân tố tác động xảy ra sau ngày lập BCTC nhưng có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của đơn vị sau này và nếu người sử dụng BCTC của đơn vị chỉ căn cứ vào số liệu trên BCTC lập tại thời điểm cuối năm để ra quyết định kinh tế thì không chính xác. Một số sự kiện thuộc nhóm này như:

 Sự sụt giảm của thị giá chứng khoán đầu tư.  Sự phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán vốn.

 Một số séc phản ánh vào BCTC nhưng đã bị mất hoặc quá thời hạn thanh toán sau ngày kết thúc niên độ.

 Những khoản nợ phải thu không còn khả năng thu hồi do khách hàng gặp rủi ro bất ngờ sau ngày lập BCTC như thiên tai, hỏa hoạn,… Những sự kiện này thông thường được KTV yêu cầu khách hàng điều chỉnh trên BCTC hoặc bổ sung vào Thuyết minh BCTC nếu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và quyết định của những người sử dụng BCTC của đơn vị.

Một phần của tài liệu 341 Hoàn thiện quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục tiền do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện (Trang 27 - 29)