Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 59 - 63)

toán

Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC)

Thành viên INPACT quốc tế

Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp – TK 331

Tên khách

hàng Nhà máy ABC

Niên độ kế toán 01/01/2006 – 31/12/2006

Tham chiếu N1/S1 Mục tiêu:

- Các khoản phải trả nhà cung cấp bao gồm giá trị hàng, dịch vụ mua trả chậm và các khoản nợ đối với nhà cung cấp đã thực sự cung cấp hàng hay dịch vụ cho doanh nghiệp (tính hiện hữu, sở hữu)

- Tất cả các khoản tiền đã trả được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, chính xác) - Các phiếu báo Có và các bút toán điều chỉnh là có cơ sở (tính hiện hữu, tính chính xác) - Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Thủ tục phân tích

- So sánh khoản phải trả của từng đối tượng năm nay với năm trước, kiểm tra và giải thích những biến động bất thường

- So sánh thời hạn tín dụng nhà cung cấp với các niên độ trước, với các thời hạn tín dụng đã thương lượng

- Phát hiện và trao đổi với khách hàng về sự thay đổi nhà cung cấp chính, thường xuyên và lý do sự thay đổi đó (nếu có)

2. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư

- Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, N1/1

phát sinh trong năm và số dư cuối năm. Đối chiếu số dư đầu năm, cuối năm giữa báo cáo, sổ Cái và sổ chi tiết. Đối chiếu số dư chi tiết đầu năm với số dư chi tiết cuối năm trước.

- Khẳng định số dư bằng cách:

o Đối chiếu danh sách phải trả nhà cung cấp trên báo cáo với sổ chi tiết và báo cáo mua hàng, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).

o Lập và gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp có khoản tiền phải trả lớn và bất thường, nhà cung cấp chính không còn trong danh sách nợ (nhằm phát hiện không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót).

o Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Trường hợp không nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản phải trả sau ngày lập BCTC.

o Xem xét hồ sơ các số dư tồn tại quá lâu.

o Soát xét lại danh sách các khoản phải trả để xác định xem liệu có khoản nào phải trả bị phân loại không đúng.

o Đối với các khoản dư Nợ, thu thập và kiểm tra các điều khoản trên hợp đồng mua để đảm bảo rằng các số dư này là hợp lý

- Kiểm tra số phát sinh:

o Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải trả, kiểm tra việc hạch toán mua hàng và thanh toán (giá hoá đơn, chi phí thu mua, vận chuyển và VAT đầu vào) nhằm đảm bảo chính sách mua hàng của đơn vị được thực hiện trên thực tế.

o Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại, phi thương mại, các khoản phải trả liên quan đến bên thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn.

o Chọn mẫu 5 nhà cung cấp để kiểm tra chi tiết.

- Thu thập hợp đồng mua hàng để kiểm tra xem có khoản lãi chậm trả nào phải ghi nhận không?

- Kiểm tra công nợ ngoài niên độ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

N1/2

N1/3

o Kiểm tra chọn mẫu … giao dịch sau ngày kết thúc niên độ (… ngày từ ngày khoá sổ) có liên quan đến khoản phải trả nhằm phát hiện những khoản phải trả bị bỏ sót. o Chọn mẫu các hóa đơn chưa được thanh toán (khoảng

một vài tuần sau ngày lập Bảng cân đối kế toán) và xem xét liệu các khoản phát sinh đó có liên quan tới công nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo không? - Đối chiếu giữa phân chia niên độ của các khoản phải trả

với việc phân chia niên độ của hàng tồn kho.

- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ: kiểm tra việc áp dụng tỉ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỉ giá, đánh giá lại số dư cuối kỳ theo quy định. - Kiểm tra việc trình bày các khoản phải trả trên BCTC. Kết luận

- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề cần được đề cập trong thư quản lý

- Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện - Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm

toán.

Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên cũng áp dụng chương trình kiểm toán chi tiết tương tự như trên. Tuy nhiên do đặc thù Công ty XYZ có nhiều nghiệp vụ nhập khẩu nên việc chọn mẫu và kiểm tra các nghiệp vụ và số dư bằng ngoại tệ là một trong những thủ tục được kiểm toán viên hết sức chú ý. Đồng thời, do Công ty XYZ là khách hàng mới của AASC, lại có số phát sinh TK 331 lớn hơn nên quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết lớn hơn.

2.2.2. Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ cuộc kiểm toán, có vai trò quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Để đảm bảo cuộc kiểm toán đạt chất lượng cao, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên luôn luôn tuân thủ chặt chẽ các bước đã nêu trong

Chương trình kiểm toán (theo mục 2.2.1.7.). Do vậy, khoá luận trình bày các bước công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện theo trình tự trong Chương trình kiểm toán đã lập, bao gồm các bước sau đây:

2.2.2.1. Bước tổng hợp

Đầu tiên, kiểm toán viên thu thập và lập bảng tổng hợp chi tiết số dư đầu năm, phát sinh trong năm và số dư cuối năm TK 331. Đối chiếu số dư chi tiết đầu năm với số dư chi tiết cuối năm trước (theo Báo cáo kiểm toán năm trước hoặc BCTC năm trước). Kiểm toán viên đối chiếu số dư đầu năm, số dư cuối năm giữa Báo cáo tài chính, Sổ Cái TK 331 và Sổ chi tiết TK 331. Cộng số phát sinh trên Sổ Cái TK 331 và đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh, Sổ chi tiết TK 331.

Bước công việc này được thực hiện để xác minh việc cộng dồn, chuyển sổ là chính xác.

Cả hai khách hàng ABC và XYZ đều áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Do đó, kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu số dư đầu năm, số phát sinh trong năm và số dư cuối năm giữa các tài liệu: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ Cái TK 331, Sổ chi tiết TK 331 và Nhật ký chung.

Dưới đây là giấy tờ làm việc của kiểm toán viên khi thực hiện bước tổng hợp:

Bảng 2.8: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 59 - 63)