Bảng 2.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 50 - 52)

Nhà máy ABC Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) 153.035.000 - -153.035.000 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 298.645.664 84.453.288 -214.192.376

Công ty XYZ Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) - 268.950.400 +268.950.400 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 2.595.319.965 5.518.444.515 +2.923.124.550 Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện thủ tục phân tích dọc bằng cách tính toán các tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ.

Bảng 2.4: Tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ

Chỉ tiêu Nhà máy ABC Công ty XYZ

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006

Khả năng thanh toán hiện thời

1,213 1,425 1,008 0,983

Khả năng thanh toán tức thời 0,428 0,462 0,0061 0.034 Khả năng thanh toán nhanh 0,891 0.799 0,782 0,883 Dựa vào các bảng phân tích trên, kiểm toán viên đã đưa ra những đánh giá sơ bộ như sau:

Nhà máy ABC, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 giảm so với thời điểm cuối năm 2005 cho thấy Nhà máy ít bị chiếm dụng vốn hơn và số nợ phải trả cũng ít hơn. Các tỉ suất về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của Nhà

máy khá tốt và không có biến động lớn, đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở Nhà máy ABC chỉ ở mức trung bình, do đó cần có thêm các thủ tục khác để thu được bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy.

Còn ở Công ty XYZ, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 tăng so với cuối năm 2005 chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn và số nợ phải trả nhà cung cấp cũng nhiều hơn. Tỉ suất thanh toán hiện thời xấp xỉ 1 cho thấy tổng tài sản ngắn hạn chỉ đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Tỉ suất khả năng thanh toán tức thời quá thấp và tỉ suất khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo khả năng thanh toán.

2.2.1.5. Xác định mức độ trọng yếu

Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục đòi hỏi kiểm toán viên phải có óc xét đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn vững chắc. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, chính xác, AASC đã xây dựng một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC.

XYZ là khách hàng mới của AASC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu được kiểm toán viên hết sức chú ý. Do vậy, khoá luận trình bày chi tiết quy trình ước lượng và phân bổ trọng yếu được thực hiện tại Công ty XYZ.

Ước lượng mức trọng yếu:

Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC", các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng

hạn, Tổng tài sản. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu".

Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:

Bảng 2.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w