Bảng 2.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 52 - 54)

Chỉ tiêu Số liệu trên

BCTC 2006

Mức trọng yếu

Tỉ lệ % Số tiền

Min Max Min Max

Lợi nhuận trước thuế 4.357.969.373 4,0 8,0 174.318.775 348.637.550 Doanh thu 111.067.613.983 0,4 0,8 444.270.456 888.540.912 Tài sản ngắn hạn 68.917.683.282 1,5 2,0 1.033.765.249 1.378.353.666 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 1,5 2,0 1.051.552.944 1.402.070.592 Tổng tài sản 71.027.153.732 0,8 1,0 568.217.230 710.271.537

Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, theo đó mức trọng yếu là từ 174.318.775 VND đến 348.637.550 VND. Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán khách hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là 174.318.775 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty XYZ nếu lớn hơn 174.318.775 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 174.318.775 VND sẽ được coi là không trọng yếu.

Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.

Ước lượng ban đầu về trọng yếu được các kiểm toán viên phân bổ cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.

Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.

Đối với Công ty XYZ, là một công ty thương mại, khoản mục hàng tồn kho có, rủi ro tiềm tàng trung bình và rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là trung bình nên sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục này là trung bình, được xếp vào nhóm 2. Các tài khoản phải thu, phải trả có rủi ro tiềm tàng là trung bình, rủi ro kiểm soát là cao, chi phí thu thập bằng chứng cao nên sai số có thể chấp nhận được là cao, được xếp vào nhóm 3. Đối với các khoản mục khác, rủi ro tiềm tàng trung bình, rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là thấp, nên được xếp vào nhóm 1.

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, kiểm toán viên sử dụng công thức sau để phân bổ mức trọng yếu:

Mức trọng yếu phân bổ

cho khoản mục Z

=

Ước lượng ban đầu về trọng yếu

Một phần của tài liệu 156 Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 52 - 54)