III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
1. Những Thành tựu trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT
1.1. Về hoạt động khai thác bảo hiểm
Nhìn chung, các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã đạt được những kết quả tương đối khả quan trong những năm gần đây. Cụ thể là doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã ngày càng tăng, thể hiện qua bảng sau:
NĂM DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT (1000 USD) 1998 14,266 1999 13,850 2000 18,345 2001 18,275 2002 20,000
Nguồn:Báo cáo thường niên năm 2002 của Bảo Việt
Năm 2002 là năm doanh thu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đạt mức tăng trưởng cao nhất so với 3 năm trước đó, đạt mức 15%, với doanh thu phí đạt gần 300 tỷ VNĐ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Bảo Minh… cũng đã thường xuyên chủ động kết hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan như Cảnh sát PCCC, đài truyền thanh, truyền hình, báo chí, các Bộ, Ngành có liên quan để tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng to lớn của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Đó là một kênh quan trọng có tác động lớn đến khách hàng, khiến khách hàng
quan tâm và nhận thức được sự cần thiết của việc mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cho tài sản của mình.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lớn cũng đã biết cách xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình trong lòng khách hàng. Điển hình là Bảo Việt, một doanh nghiệp bảo hiểm vốn luôn tự hào là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, có vốn lớn, kinh nghiệm hoạt động và uy tín lâu năm nhất, với mạng lưới các chi nhánh phủ khắp cả nước, đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Cho dù có nhiều chi nhánh cũng như có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm khác ngoài sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, nhưng Bảo Việt vẫn thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp, đơn vị kinh doanh để giải thích, vận động họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng đến mua. Công ty cũng không chọn giải pháp chỉ gửi công văn, quy tắc cho khách hàng xem xét vì hơn ai hết, Bảo Việt hiểu rằng khách hàng rất ngại tìm hiểu những văn bản như vậy vì chúng khó hiểu, mặt khác khách hàng nếu chỉ đọc công văn thì cũng không tài nào hiểu hết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Chính vì vậy, các cán bộ của Bảo Việt đã chọn phương án thường xuyên chủ động gặp gỡ khách hàng, cùng họ đi thăm cơ sở sản xuất, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ…, chỉ cho họ thấy những rủi ro mà họ có thể gặp phải và những hậu quả của nó. Thêm vào đó, cán bộ của công ty cũng giải thích thêm cho khách hàng hiểu được về những lợi ích mà họ được hưởng khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, ước tính số phí mà họ phải trả, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của họ để tạo dựng lòng tin nơi những khách hàng này.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn không ngừng mở rộng các dịch vụ bảo hiểm cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội: Các hoạt động từ thiện (như các hoạt động nhường cơm xẻ áo, lá lành đùm lá rách, đền ơn đáp nghĩa….), tài trợ cho các chương trình thể thao văn hoá, cấp học bổng, hỗ trợ giáo dục, an toàn giao thông (như làm đường lánh nạn, tặng mũ bảo hiểm…). Ngoài ra, mỗi khi có các vụ cháy, hoả hoạn xảy
ra thì các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt lại tích cực tiến hành các nghiệp vụ của mình để có thể bồi thường một cách nhanh chóng và đầy đủ cho những khách hàng đã tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại doanh nghiệp mình, giúp họ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường như trước khi có sự cố xảy ra. Chính sự hoạt động tích cực của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua đã giúp công chúng hiểu rõ hơn về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, ngày càng tin tưởng và tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
1.2. Hoạt động giám định tổn thất
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giám định trong việc thực hiện nghiệp vụ, cán bộ làm công việc giám định của các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Do đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt khác với các nghiệp vụ khác là giá trị bảo hiểm trên một đơn vị rủi ro thường là rất lớn, cho nên đòi hỏi việc giám định phải rất chính xác. Chính vì vậy mà cán bộ làm giám định đã thực hiện công việc hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và có chất lượng. Khi xảy ra tổn thất, các cán bộ giám định đã nhanh chóng xuống tận hiện trường nơi xảy ra tổn thất để xác định giá trị thiệt hại. Trong những năm qua, hầu hết các vụ tổn thất xảy ra đều được các giám định viên giám định một cách chính xác và sau đó không có hiện tượng người tham gia bảo hiểm khiếu nại về kết luận của giám định viên.
Đồng thời, sau mỗi vụ tổn thất, các công ty bảo hiểm tham gia nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng đã có những cuộc họp để rút kinh nghiệm về công việc giám định thiệt hại, phổ biến các kinh nghiệm đó cho các giám định viên khác nhằm đảm bảo tốt hơn nữa chất lượng của hoạt động giám định.
Với sự cố gắng như vậy, có thể nói rằng hoạt động giám định tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của các công ty bảo
hiểm Việt Nam nói chung đã có chất lượng. Kết quả này đã góp phần không nhỏ trong việc bồi thường cho các khách hàng tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong trường hợp không may xảy ra tổn thất.
1.3. Hoạt động bồi thường tổn thất và chi trả tiền bảo hiểm
Một hãng bảo hiểm nước ngoài đã khẳng định: "Khách hàng từ bỏ công ty bảo hiểm do tranh chấp về mức phí đôi khi còn có thể quay trở lại. Nhưng khách hàng từ bỏ công ty bảo hiểm do phiền hà trong khâu giải quyết bồi thường chắc chắn sẽ không bao giờ quay trở lại". Nói một cách khác, đối với người làm bảo hiểm, biết quan tâm và cảm thông sâu sắc với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng vừa được coi là một phẩm chất quan trọng, vừa là một yêu cầu. Phẩm chất này phải được thể hiện rõ trong khâu bồi thường.
Ở Việt Nam, ta đã biết hoả hoạn và các rủi ro khác đã không ngừng gia tăng trong những năm qua. Vì thế, một điều tất yếu là các doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền bồi thường ngày càng lớn hơn. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: (đơn vị: USD)
NĂM SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG PHÍ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN 1998 5,120,000 14,266,000 1999 2,200,000 13,850,000 2000 3,900,000 18,345,000 2001 5,600,000 18,275,000 2002 5,600,000 20,000,000
Nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm - Tái bảo hiểm 2003 - Vinare
Trong tình hình đó, việc giải quyết bồi thường cho khách hàng càng thể hiện rõ hơn phẩm chất và uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Có thể khẳng định một điều đáng mừng là ở nước ta, hầu hết mọi tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian qua đều được bồi thường tương đối nhanh,
đúng trách nhiệm. Thông thường thì sau khi có tổn thất xảy ra, các đơn vị tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt sẽ báo ngay cho cán bộ bảo hiểm để họ kịp thời xuống hiện trường để xác định thiệt hại, sau đó cán bộ bảo hiểm sẽ giúp đỡ tận tình khách hàng hoàn tất hồ sơ đòi bồi thường và dựa vào giá trị thiệt hại thực tế, số tiền bảo hiểm khách hàng đã thoả thuận khi tham gia, mức miễn thường… mà cán bộ bảo hiểm sẽ xác định số tiền bồi thường cho khách hàng một cách hợp tình, hợp lý, giải quyết thoả đáng cho khách hàng.
Còn đối với một số trường hợp có tổn thất xảy ra nhưng mức độ tổn thất lại nằm trong phạm vi mức miễn thường nên không được bồi thường thì một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn như Bảo Việt, Bảo Minh lại có hình thức thích hợp là thưởng cho khách hàng về việc họ đã kịp thời hạn chế tổn thất, giảm nhẹ được mức độ tổn thất (Ví dụ: Vụ cháy Liên hợp xí nghiệp dệt kim Hà Nội, cháy xí nghiệp liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình…). Chính những điều đó đã làm tăng thêm nhận thức của khách hàng về vai trò và tác dụng của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, nâng cao uy tín của ngành bảo hiểm này. Đồng thời qua việc bồi thường cũng khẳng định ngành bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt Nam đã phần nào đủ sức đáp ứng tương đối tốt nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của nền kinh tế - xã hội.
1.4. Hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, khi tai nạn xảy ra thì thiệt hại thường rất lớn. Vì vậy đề phòng, hạn chế tổn thất cũng là một khâu tối quan trọng nên cũng đã được các công ty bảo hiểm chú ý đến.
Trên cơ sở số phí thu được hàng năm, các công ty bảo hiểm đã tiến hành xây dựng định mức chi đề phòng hạn chế tổn thất. Khoản chi này được dùng vào các mục đích như: tuyên truyền, hỗ trợ, hội nghị…
Chi tuyên truyền có nghĩa là chi cho việc tuyên truyền về đề phòng, hạn chế tổn thất khi có sự cố xảy ra.
Chi hỗ trợ có nghĩa là chi cho việc phối hợp với các lực lượng như cảnh sát PCCC để thực hiện các cuộc diễn tập chữa cháy, hỗ trợ các đơn vị trang bị các phương tiện để đề phòng hạn chế tổn thất.
Còn chi hội nghị có nghĩa là chi cho việc tổ chức các cuộc hội nghị để tìm hiểu, phân tích, đánh giá, tìm ra các biện pháp hạn chế tổn thất có hiệu quả nhất.
Nhìn chung, các công ty bảo hiểm đều nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra tổn thất. Chính vì vậy, các công ty này đã chi ngày càng nhiều cho hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất thông qua việc tăng kinh phí cho các khoản chi như trên đã nêu. Chính hoạt động này đã thực sự giúp đỡ cho việc giảm bớt tổn thất mỗi khi có sự cố xảy ra.