Giải pháp về phía các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam (Trang 94 - 102)

III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủ

2. Các giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm

3.3. Giải pháp về phía các ngân hàng thương mại

Như đã phân tích ở phần II của chương này, hoạt động ngân hàng tại các nước phát triển luôn song hành cùng hoạt động bảo hiểm. Giữa hai loại hình này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Hoạt động ngân hàng và bảo hiểm càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt và hợp tác càng chặt chẽ.

Để thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác và khai thác mặt tích cực của cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm nói chung, công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng và các ngân hàng thương mại thì các ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:

- Các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thâm nhập sâu hơn vào hoạt động của mình và ngược lại, bản thân các ngân hàng cũng cần thâm nhập sâu hơn vào hoạt động của các công ty bảo hiểm, ví dụ

như: để cho các công ty bảo hiểm mua cổ phần tại các ngân hàng thương mại, mua trái phiếu ngân hàng… Đồng thời, giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng có thể thành lập các liên doanh về bảo hiểm.

- Mở rộng việc các ngân hàng thương mại làm đại lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Đổi lại các công ty bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt sẽ mở tài khoản và gửi tiền tại các ngân hàng thương mại đó. Đặc biệt là khi các ngân hàng môi giới cho các công ty bảo hiểm những hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đối với các dự án đầu tư có giá trị lớn.

- Đưa nghiệp vụ bảo hiểm thành một môn học trong chuyên ngành đào tạo về ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm nói chung cũng như nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng cho đội ngũ cán bộ có liên quan của mình, tạo cơ hội đa dạng nghiệp vụ kinh doanh…

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng từ khi được triển khai cho đến nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn vốn sản xuất kinh doanh, một tấm lá chắn về tài chính đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đây là một nghiệp vụ khá mới mẻ ở Việt Nam và do vẫn còn tồn tại những khó khăn khi Việt Nam mới chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế tự chủ trong kinh doanh nên nhiều đơn vị còn chưa thích ứng kịp. Thêm vào đó, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước vẫn còn sót lại từ thời bao cấp nên việc tham gia bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt vẫn còn chưa thành tập quán, nhiều cơ sở sản xuất quản lý một số lượng tài sản lớn, dễ xảy ra cháy nổ nhưng vẫn không tính đến việc tham gia bảo hiểm này cho tài sản của mình.

Tiềm năng đối với nghiệp vụ bảo hiểm này ở Việt Nam vẫn còn rất lớn. Để khai thác được tiềm năng đó, đặc biệt là khi thị trường bảo hiểm đang có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải luôn luôn chú ý tăng cường hoạt động Marketing bảo hiểm cũng như hoàn thiện các mặt nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thông qua bài luận này, em đã chỉ ra được một số mặt được và còn chưa được của ngành bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong nước và đề xuất ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm này ở Việt Nam.

Hy vọng rằng, trong tương lai, với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sự hội nhập của kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Thế giới, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt sẽ phát triển mạnh mẽ và sẽ góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Luật của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về kinh doanh bảo hiểm

[2] Nghị định của Chính phủ số 42/2001/NĐ - CP ngày 01/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

[3] Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 142 - TCQĐ ngày 2/5/1991 về việc ban hành Quy tắc và biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt [4] Thông tư của Bộ Tài chính số 02 - TC/TCNH ngày 4/1/1996 hướng dẫn sửa

đổi, bổ sung việc thực hiện chế độ hoa hồng bảo hiểm

[5] Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh - PGS.TS Hoàng Văn Châu (chủ biên) - TS Vũ Sỹ Tuấn - TS Nguyễn Như Tiến - Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật - 2003

[6] Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Định - Nhà xuất bản thống kê - 2003 [7] Giáo trình Marketing trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm - Tổng công ty

Bảo hiểm Việt Nam - Nhà xuất bản Thống kê - 2003

[8] Tự do hoá dịch vụ tài chính trong khuôn khổ WTO - kinh nghiệm các nước - Viện nghiên cứu tài chính - Nhà xuất bản Tài chính - 2001

[9] Một số điều cần biết về pháp lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm - GS.TS Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh - Nhà xuất bản Thống kê - 2001

[10] Báo cáo thường niên các năm 2001, 2002 của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt

[11] Báo cáo thường niên các năm 2001, 2002 của Công ty tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare

[12] Tạp chí Thông tin thị trường bảo hiểm - tái bảo hiểm Việt Nam - Vinare số 3(8/2003); 1(3/2003); 2(8/2003).

[13] Tạp chí Thị trường bảo hiểm - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam - Bảo Việt các số năm 2003

[14] Tạp chí Tài chính số 6/2003; số 1+2 (459 - 460)/2003

[15] Tạp chí Bảo hiểm số 3(9/2003); số 1/2002; số 2(6/2002); số 3(9/2002) [16] Bản tin bảo hiểm số 1,2,3 (2003) - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam -

Bảo Việt.

[17] Tạp chí Ngân hàng số5/2003

[18] Tạp chí Kinh tế Việt Nam - Thế giới 2000 - 2001 [19] Tạp chí Thông tin tài chính số 1+2(1/2003)

[20] Thông tin lấy từ Internet

[21] Tạp chí Sigma, Thuỵ Sỹ, bài "Some facts about Special Perils Worldwide", Robert Hopkins, tháng 2/2003.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU... 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT... 3

I. Khái niệm, đối tượng và quy tắc của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 3

1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 3 1.1. Khái niệm về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 3 1.2. Đặc điểm của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 6 2. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 6 3. Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 7 3.1. Phạm vi bảo hiểm... 9 3.2.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm... 13 3.3. Phí bảo hiểm (Premium)... 16 3.4.Giám định và bồi thường tổn thất... 18 II. Sự cần thiết của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 21

III. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới và ở Việt Nam... 26

1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới... 26

2. Lịch sử phát triển bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam. 29 CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM... 33

I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả năng phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam... 33

1. Thuận lợi... 33

1.1. Về chủ thể tham gia thị trường... 33

1.2. Về thị trường... 36

2. Khó khăn... 39

2.1. Về chủ thể tham gia thị trường... 39

2.2. Về thị trường... 42

II. Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt

1. Hoạt động khai thác bảo hiểm... 44

1.1. Tuyên truyền, quảng cáo, chủđộng tiếp cận khách hàng... 45

1.2. Đánh giá rủi ro... 47

1.3. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (đơn bảo hiểm)... 48

1.4. Thay đổi giá trị tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí... 49

1.5. Thanh toán hoa hồng... 50

2. Giám định tổn thất... 50

2.1. Quy trình giám định tổn thất... 51

2.2. Yêu cầu khi giám định tổn thất... 52

3. Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm... 53

3.1. Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm... 54

3.2. Xác định mức độ thiệt hại... 55

3.3. Xác định số tiền bồi thường... 55

3.4. Thông báo bồi thường... 56

3.5. Truy đòi người thứ ba... 56

III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam... 58

1. Những Thành tựu trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 58

1.1. Về hoạt động khai thác bảo hiểm... 58

1.2. Hoạt động giám định tổn thất... 60

1.3. Hoạt động bồi thường tổn thất và chi trả tiền bảo hiểm... 61

1.4. Hoạt động đề phòng, hạn chế tổn thất... 62

2. Những mặt Tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt... 63

2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm... 63

2.2. Hoạt động giám định, bồi thường và hạn chế tổn thất... 64

2.3. Những hạn chế khác... 66

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM... 71

I. Nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam trong thời gian tới 71 II. Kinh nghiệm khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở một số nước trên thế giới... 73

2. Liên doanh, liên kết và sáp nhập... 74

3. Xu hướng E - Bancassurance... 75

III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam... 76

1. Các giải pháp về phía Nhà nước... 76

2. Các giải pháp về phía các doanh nghiệp bảo hiểm... 80

2.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm... 80

2.2. Giám định và giải quyết bồi thường... 84

2.3. Đề phòng và hạn chế tổn thất... 85 2.4. Xác định phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm... 86 2.5. Hoạt động tái bảo hiểm... 87 2.6. Hoạt động phòng chống trục lợi bảo hiểm... 88 2.7. Về hệ thống thông tin... 89 2.8. Đào tạo cán bộ bảo hiểm... 89 3. Các giải pháp khác... 91 3.1. Giải pháp về phía khách hàng... 91

3.2. Giải pháp về phía các nhà môi giới và các văn phòng đại diện nước ngoài... 93

3.3. Giải pháp về phía các ngân hàng thương mại... 94

KẾT LUẬN... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 97

Một phần của tài liệu bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)