TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế toàn cầu luôn có những biến động lớn, đặc biệt từ khi xảy ra vụ cháy toà tháp đôi - trung tâm thương mại quốc tế (World Trade Center) - của Mỹ. Điều đó có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm toàn cầu, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Thị trường bảo hiểm quốc tế sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, phí bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng không, năng lượng, hoả hoạn và các rủi ro kỹ thuật còn biến động tăng, việc thu xếp tái bảo hiểm cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong bối cảnh đó, tình hình trong nước có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Ta đã biết rằng nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người. Và vì vậy, chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu căn bản nhất (nhu cầu sinh lý) thì mới tạo ra được sự phát triển của nhu cầu bảo hiểm mà thôi. Điều đó cũng có nghĩa là nếu mức sống và thu nhập của nhân dân càng được nâng cao, nền kinh tế càng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt sẽ càng tăng trưởng cao hơn.
Theo giải trình của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XI , kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định. Nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế năm 2002 của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao (tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt 7,04%, so với mức tăng 6,8% vào năm 2001; 6,8% vào năm 2000; 4,8% vào năm 1999 và 5,7% vào năm 1998). Công nghiệp tăng 14,4%, nông nghiệp tăng 5% đều vượt xa kế hoạch và đạt mức cao nhất từ