Lịch sử phát triển bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

III. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thế giới và

2. Lịch sử phát triển bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam

Ở VIỆT NAM

Ở nước ta, chưa có một tài liệu nào ghi rõ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có từ bao giờ. Thời Pháp thuộc có một số chi nhánh bảo hiểm của Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn tiến hành nghiệp vụ này. Đến trước ngày miền Nam giải phóng, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã phát triển hơn. Có hàng chục công ty tiến hành bảo hiểm hoả hoạn, phí bảo hiểm chiếm trên dưới 5% tổng số phí hàng năm theo số liệu thống kê như sau (tính bằng VNĐ).

NĂM PHÍ BHHH TỔNG SỐ PHÍ HÀNG NĂM TỶ LỆ %

1968 112.500.000 2.250.000.000 5

1969 143.100.000 2.700.000.000 5,3

1970 147.100.000 2.900.000.000 5,1

Trong những năm gần đây, số phí bảo hiểm hoả hoạn cũng không ngừng tăng, thể hiện trong bảng sau:

NĂM PHÍ BHHH TỔNG SỐ PHÍ HÀNG NĂM TỶ LỆ %

2000 57.194.000.000 263.141.000.000 22%

2001 59.696.000.000 417.893.000.000 14%

2002 65.408.000.000 530.884.000.000 12%

Ngun: Báo cáo thường niên năm 2002 ca Vinare

Cho dù tỷ trọng bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng giảm trong tổng số phí bảo hiểm hàng năm, nhưng điều đó là do số phí bảo hiểm hàng năm của các nghiệp vụ khác tăng lên rất cao, cao hơn nhiều so với mức tăng phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Như chúng ta đã biết, con số thiệt hại do cháy ở nước ta không phải là nhỏ. Tỷ lệ bồi thường của toàn bộ thị trường bảo hiểm nước ta trong năm 2003 vẫn ở mức 28%, tức là vẫn ở mức bình quân so với mọi năm. Tuy nhiên, những tổn thất do hoả hoạn gây ra trong những năm gần đây đã gia tăng một cách đáng lo ngại. Điều đặc biệt nguy hiểm là các vụ cháy lớn, nghiêm trọng lại không ngừng gia tăng. Ví dụ như vụ cháy rừng U Minh đã kéo dài trong suốt mấy tháng cũng như hàng chục vụ cháy lớn ở các khu chợ, hàng trăm vụ cháy ở các nhà dân và cháy công sở, văn phòng…Một số vụ điển hình là:

- Vụ cháy kho giấy Công ty Phú Tài xảy ra vào ngày 10/6/2000 gây thiệt hại khoảng 12,5 tỷ VNĐ.

- Vụ cháy Công ty may Hải Sơn xảy ra vào ngày 23/3/2000 gây thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ.

- Vụ cháy Công ty TNHH Thịnh Khang (Công ty sản xuất hộp nhựa) xảy ra vào ngày 7/5/2000, thiệt hại khoảng trên 6 tỷ VNĐ.

- Vụ cháy Nhà máy nhựa đồ chơi tại Bình Dương hồi tháng 5/2002 với số tiền bồi thường ước khoảng 7 tỷ đồng.

- Vụ cháy tại Công ty "Toàn Lực - Viễn Đông" tại Thành phố Hồ Chí Minh với thiệt hại ước tính khoảng 28 tỷ đồng. (Đây là vụ cháy lớn nhất vào năm 2002). - Vụ cháy tại công ty chế biến thực phẩm Hoàng Long với thiệt hại ước tính

khoảng 560.000 USD.

Đặc biệt gần đây nhất là vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC ở Thành phố Hồ Chí Minh gây thiệt hại vật chất khoảng 12,5 tỷ đồng.

Để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và cũng là để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn theo Quyết định số 06/TC - QĐ ngày 17/1/1989 của Bộ Tài Chính.

Năm 1990 đã có 16 công ty bảo hiểm, các địa phương tiến hành nghiệp vụ này với giá trị tham gia bảo hiểm hơn 6000 tỷ đồng. Đến năm 1994, bảo hiểm hoả hoạn đã được tiến hành ở hầu hết 53 tỉnh, thành với tổng số tài sản ở Việt Nam được bảo hiểm hoả hoạn lên tới 27.000 tỷ đồng. Năm 1995 là một năm đánh dấu việc Bảo Việt không còn giữ vị trí độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nữa. Trái lại, Bảo Việt phải san sẻ thị phần của mình trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt với các công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh, PJICO, Bảo Long, PVIC,…

Hiện nay, ở Việt Nam đã có 18 công ty bảo hiểm, trong đó có 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ và 5 công ty bảo hiểm nhân thọ.

Có thể nói mặc dù số lượng các công ty khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày một đông nhưng không phải là thiếu những mảnh đất mầu mỡ cho các công ty phát triển nghiệp vụ này. Bởi vì, thị trường bảo hiểm Việt Nam quả thật có rất nhiều tiềm năng cho nghiệp vụ này phát triển. Tuy vậy, trong lĩnh vực này, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ khai thác chủ yếu các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn vẫn

bỏ ngỏ một thị trường đầy tiềm năng là rất nhiều trường học, bệnh viện, khu triển lãm, chợ và hàng triệu tư nhân với giá trị hàng chục tỷ USD chưa được khai thác hoặc chưa có điều kiện để tham gia bảo hiểm. Cụ thể, hiện nay, theo ước tính, số lượng tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chiếm khoảng 30% tổng số lượng tài sản cần bảo hiểm. Đó thực sự mới chỉ là một phần tài sản rất nhỏ bé của đất nước ta.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa đất nước, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài… Đối với các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài thì việc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là không thể thiếu được.

Như vậy, tiềm năng khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trên thị trường Việt Nam vẫn còn rất to lớn. Trong tương lai, nghiệp vụ này sẽ vẫn tiếp tục là một trong những lĩnh vực dịch vụ mà các nhà bảo hiểm trong nước và nước ngoài phải đặc biệt quan tâm.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ

HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM.

I. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ

Một phần của tài liệu bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)