II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam
3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH
Sau Nghị định 12/CP đ−ợc thực hiện, quỹ BHXH Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động và đ−ợc quản lí thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN. BHXH là một chính sách xã hội, hệ thống BHXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu xã hội, do vậy quỹ BHXH hoạt động và đ−ợc bằng thu chi hợp lí (tthu bù chi). Để quản lí tốt việc cân đối thu chi quỹ tr−ớc hết ta phải quản lí tốt các hoạt động thu, chi BHXH và cả hoạt động đầu t− tăng tr−ởng quỹ. Trên lí thuyết là nh− vậy song quá trình thực hiện quả là khó khăn bởi thứ nhất là đặc tr−ng của ngành này là thu tr−ớc chi sau, các khoản chi ta không thể xác định chính xác ngay khi triển khai để xác định mức thu cho hợp lí. Hơn nữa điều kiện kinh tế xã hội thì luôn luôn vận động không ngừng, các biến cố có thể xảy ra mà chúng ta không thể điều kiển đ−ợc.
Đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, BHXH đ−ợc hoạt động theo nguyên tắc tài chính PAYGO đối với chế độ h−u trí. Tức là các khoản thu trong năm sẽ dùng để chi trả cho các khoản chi trong năm đó. Nhìn chung hệ thống tài chính BHXH theo cơ chế PAYGO hầu nh− không có hoặc có rất ít các khoản tích luỹ cho các giai đoạn sau, việc quản lí là rất đơn giản. Đối với cơ chế quản lí tài chính này, chu kì thực hiện đ−ợc chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn thanh niên: là giai đoạn khoảng 20 năm sau khi bắt đầu áp dụng cơ chế nay (ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 1995- 2015). Giai đoạn này ch−a có nhiều ng−ời về h−u, số ng−ời tham gia tăng, nh− vậy là số ng−ời phụ thuộc ít, tỉ lệ thay thế cao dẫn đến tỉ lệ đóng góp thấp.
- Giai đoạn già hoá: là khoảng 30 năm tiếp theo giai đoạn thanh niên (ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 2015- 2045). Giai đoạn này số ng−ời về h−u tăng, tỉ lệ phụ thuộc tăng, để đảm bảo cân đối thu chi ng−ời ta có thể dùng hai cách hoặc giảm tỉ lệ thay thế hoặc là tăng tỉ lệ đóng góp.
- Giai đoạn già hoá hoàn toàn: là giai đoạn khoảng trên 50 áp dụng chế độ PAYGO nh− vậy ở Việt Nam là khoảng từ 2045 trở đi. Giai đoạn này tỉ lệ phụ thuộc tăng lên rất cao và tỉ lệ đóng góp buộc phải tăng lên.
Theo dự báo thì BHXH Việt Nam đến khoảng năm 20036 là bắt đầu chuyển sang giai đoạn già hoá (tức là thu không đủ chi, số d− quỹ sẽ âm). Dự tính, quỹ BHXH Việt Nam sẽ phát triển đến tận năm 2022, tại đây số d− quỹ sẽ lớn nhất. Nếu tỉ lệ tham gia BHXH thực hiện theo xu thế nh− hiện nay thì đối t−ợng tham gia BHXH đến năm 2020 vào khoảng 15 triệu ng−ời, đến năm 2030 là 22,4 triệu ng−ời và năm 2040 là khoảng 31 triệu ng−ời. T−ơng đ−ơng với đó, số d− dự kiến của BHXH Việt Nam vào năm 2022 là khoảng 200.000 tỷ đồng, sau đó sẽ giảm dần và đến năm 2036 dự kiến sẽ âm. Do vậy vấn đề nêu ra hiện nay là quỹ BHXH đang tồn d− lớn, BHXH Việt Nam ngay từ lúc này nên thực hiện các biện pháp, hoạch định chính sách cho t−ơng lai thâm hụt quỹ không xa.
Chế độ quản lí tài chính nh− vậy có −u điểm là đơn giản song lại cũng có nhiều nh−ợc điểm cần khắc phục nh− sự tồn tại quỹ, quyền lợi của ng−ời lao động và ngay cả những tác động không tốt đến nền kinh tế. Tuy nhiên ở n−ớc ta, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là lựa chọn chuyển cơ chế quản lí tài chính sang cơ chế quản lí có đầu t−. Thực hiện các hoạt động đầu t− để giảm những hạn chế của cơ chế quản lí này. Nh− vậy đầu t− là việc làm rất quan trọng đối với việc cân đối quỹ BHXH cả hiện nay và trong t−ơng lai. Thu từ đầu t− có thể giúp bảo toàn giá trị quỹ và giúp chúng tăng tr−ởng bù đắp đ−ợc sự mất giá của đồng tiền do lạm phát. Chúng ta có thể thấy đ−ợc hoạt động cân đối quỹ BHXH Việt Nam đ−ợc thực hiện trong những năm qua:
Bảng 6: Tình hình cân đối quỹ BHXH Việt Nam từ 1995- 2004. ( triệu đồng) Năm Số d− năm tr−ớc Số thu trong năm
Tổng thu Tổng chi Số d− cuối năm 1995 0 788486 788486 41954 746532 1996 746532 2569733 3316265 383150 2933115 1997 2933115 3724269 6657384 693525 5963862 1998 5963862 4394569 10358431 971630 9386801 1999 9386801 4867167 14253968 1200351 13053635 2000 13053635 6032387 19086022 1606783 17479239 2001 17479239 7229810 24709049 2381915 22327134 2002 22327134 8117437 30444571 2606542 50165163 2003 50165163 13565660 63730823 6150010 57580813 2004 57580813 15365802 73046615 7021000 66025615
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Bảng cân đối cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính của BHXH Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy số d− quỹ hiện nay của chúng ta đang rất lớn vì tình hình thu vào nhiều mà chi thì ít do có sự hỗ trợ rất lớn từ NSNN. Qua đó ta nhận thấy, đối với tình hình nh− hiện nay hoạt động đầu t− tăng tr−ởng quỹ cần phát huy hơn nữa. Số d− quỹ cuối năm tăng lên đều đặn, số d− tính đến tháng 12/2004 lên tới 66025615 triệu đồng, đây là con số rất lớn so với năm 1995. Tốc độ tăng tổng thu quỹ lớn hơn tổng chi quỹ, đây là lí do khiến cho số d− quỹ tăng cao. Hơn nữa nh− chúng ta biết BHXH Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của cơ chế PAYGO nên việc số d− quỹ cao là hoàn toàn hợp lí. Điều cần thiết hiện nay là cần có những biện pháp hợp lí nhằm khắc phục những nh−ợc điểm của chế độ quản lí tài chính này. Số d− quỹ ngày càng tăng, theo tỉ lệ tăng số d− quỹ nh− hiện nay có lẽ chỉ khoảng năm 2030 là số d− quỹ đạt đ−ợc mức 200.000 tỷ đồng, mức cao nhất theo dự báo.