Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty rượu Hà Nội (Trang 57 - 59)

II. Những giảI pháp Marketing cụ thể

3.2.Đổi mới công nghệ

3. Một số giả pháp đối với công ty

3.2.Đổi mới công nghệ

a. Căn cứ khoa học của giải pháp:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là nâng cao khả năng cạnh tranh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty có thể thực hiện bằng 2 cách:

- Nâng cao chất lượng dựa trên cơ sở vật chất hiện có. - Nâng cao chất lượng bằng việc mua sắm máy móc thiết bị.

Nhưng hiện tại không phải một lúc doanh nghiệp có thể đổi mới được toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của mình. Bởi như thế vốn đòi hỏi sẽ rất lớn mà công ty không thể huy động được. Do đó nhiệm vụ chính vẫn là nâng cao chất lượng sản phẩm dựa trên cơ sở hiện có.

b. Nội dung của giải pháp:

Việc nâng cao chất lượng dựa trên cơ sở sản xuất hiện có là một vấn đề hết sức quan trọng trong tình hình hiện tại của công ty. Đó là việc tăng cường và thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm,...

Do công nghệ máy móc và thiết bị sản xuất Rượu của công ty là lạc hậu, tuy được đầu tư đổi mới nhưng không đồng thời một lúc, do đó công ty phải phòng ngừa mọi trục trặc ở các khâu và phát triển sớm để có biện pháp ứng phó. Có biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với những vi phạm trong mọi quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Với nguyên vật liệu đầu vào: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu. Vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên vật liệu cũng phải cũng phải đảm bảo. Công tác cung ứng nguyên vật liệu không những phải đảm bảo chất lượng chất lượng cao mà còn phải đảm bảo đúng tiến độ và sự đồng bộ. Nguyên vật liệu sản xuất là công ty phải mua ngoài nên công tác dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là một công việc cần thiết. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu này đều rất dễ hư hỏng do ẩm mốc, lên men làm giảm phẩm cấp chất lượng. Do đó công ty cần tính toán chu kỳ mua sắm sao cho trong thời gian dự trữ nguyên vật liệu không bị hư hỏng. Với những nguyên vật liệu phải mua từ nước ngoài như enzym, nút nhôm, chai thì nên dự trữ trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó công ty cần quan tâm đến hệ thống kho tàng, chống ẩm, chống mối mọt,... để đảm bảo nguyên vật liệu không làm giảm chất lượng.

Yếu tố đồng bộ bao gồm đồng bộ về chủng loại lẫn chất lượng. Thiếu một loại nguyên vật liệu nào thì chất lượng của sản phẩm cũng bị ảnh hưởng và nếu chỉ cần chất lượng của một loại nguyên vật liệu kém thì kéo theo chất lượng sản phẩm cũng kém. Chính vì vậy công ty nên quản lý chất lượng chặt chẽ ngay từ khâu cung ứng nguyên vật liệu.

Đối với công tác kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng. Phải giao quyền cho cán bộ và kỹ thuật viên kiểm tra. Từng kỹ thuật viên theo dõi quản lý ở các khâu, phải có kế hoạch phân tích xem xét những thông số kỹ thuật có liên quan ở khâu mình quản lý, có như vậy mới dự kiến trước được sự cố, dự kiến trước được chất lượng của bán thành phẩm và sản phẩm để có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, khắc phục tình trạng xử lý bị động như hiện nay.

Cũng xuất phát từ nhu cầu của thị trường hoặc ngay từ ý tưởng của người nghiên cứu chế thử, công tác nghiên cứu chế thử không chỉ quan tâm đến chất lượng bên trong của sản phẩm mà còn phải quan tâm đến hình dáng bên ngoài,

kích cỡ, mầu sắc và mẫu mã nhãn hiệu. c. Hiệu quả của giải pháp:

Quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm tức là phấn đấu “làm đúng ngay từ đầu” có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ ngày càng ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn tránh được những hao phí do sản phẩm hỏng, tiết kiệm thời gian lao động nhờ đó tăng năng suất và giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty rượu Hà Nội (Trang 57 - 59)