Cải cách hệ thống Ngân hàng

Một phần của tài liệu chính sách tiền tệ trong việc điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 55 - 58)

III. CÁC GIẢI PHÁP

4. Cải cách hệ thống Ngân hàng

Cải cách hệ thống Ngân hàng cần thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. ở đây chúng ta chỉ đề cập những biện pháp cĩ mối quan hệ và tác động tới hiệu quả sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ.

4.1. Cải cách đối với Ngân hàng trung ương

Năng lực kỷ thuật của NHTƯ cần được củng cố. Với việc sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ và cơ chế thi trường can thiệp, NHTƯ cần phải cĩ được thơng tin cập nhật và tiếp xúc thường xuyên với thị trường. NHTƯ phải dự tính được cầu, cung tiền tệ và dữ trữ ngân hàng, tình hình thanh khoản và trạng thái hối đối của một NHTM, đánh giá ảnh hưởng của chúng đến khối lượng tiền và tín dụng ở dạng rộng. Điều này địi hỏi phải cĩ sự thay đổi trong phương thức hoạt động của NHTƯ, chuyển từ việc theo dõi thụ động và định kỳ việc

tuân thủ các quy định bắt buộc sang tham gia một cách tích cực và thường xuyên. Việc theo dõi những diễn biến hàng ngày trên thị trường tiền tệ sẽ giúp NHTƯ biết thời điểm và mức độ can thiệp(trực tiếp hay gián tiếp). Điều này kéo theo sự thay đổi trong việc ra quyết định, tổ chức hệ thống thơng tin, bố trí nhân lực…Sau đây là một số vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, NHTƯ cần được phát triển thành một định chế cĩ quyền hình thành và thực hiện chính sách tiền tệ một cách độc lập. NHTƯ càng độc lập(trong đĩ cĩ quyền đặt ra mức lãi suất mà khơng chịu sự can thiệp của chính phủ) thì việc sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ sẽ càng nhanh và hiệu quả hơn. Cần cĩ những thủ tục rõ ràng nhằm giảm sự can thiệp của Chính phủ vào các quyết định cho vay, quản lý tài sản và chính sách nhân sự.

Thứ hai, đảm bảo NHTƯ là người cho vay cuối cùng nhằm điều hồ khối lượng tiền tệ, kiểm sốt sát sao hoạt động của NHTM.

Thứ ba, cần quan tâm đúng mức tới vấn đề cán bộ, phải cĩ sự đào tạo lại cán bộ trên quy mơ lớn để đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Việc thiếu cán bộ cĩ năng lực cĩ thể trở thành trở ngại lớn cho việc cải cách quản lý tiền tệ và cải cách thị trường tài chính nĩi chung. NHTƯ cũng phải chú trọng đào tạo cán bộ chuyên mơn và những hình thức khuyến khích thích hợp. Đồng thời, NHTƯ phải đầu tư cơng nghệ hiện đại như máy tính điện tử và các phương tiện viễn thơng, thơng tin tồn cầu… Để hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ đạt hiệu quả.

Thứ tư, hợp lý hố và hiện đại hố hệ thống kế tốn nhằm cung cấp thơng tin cập nhật, cần thiết để quản lý ngắn hạn các mục tiêu chủ yếu trong bảng cân đối của NHTƯ.

4.2. Cải cách đối với NHTM

Hệ thống NHTM cần được cơ cấu lại nhằm xây dựng những NHTM mạnh và thúc đẩy quá trình cạnh tranh. Khu vực ngân hàng hiện nay đang đứng trước một áp lực mạnh mẽ từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và điều kiện tài chính ngày một xấu đi của bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay tỷ lệ nợ bao gồm nợ quá hạn khĩ địi và nợ chờ xử lý của các ngân hàng thương mại

lên tơí 12,7% cao hơn nhiều so với thơng lệ quốc tế cho phép là 5%. Chính vì vậy, hệ thống NHTM cần được cải cách theo một số vấn đề chính sau

Thứ nhất, cải tổ và cơ cấu lại hệ thống NHTM quốc doanh theo hướng tăng khả năng cạnh tranh và giảm mức độ độc quyền. Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng những hệ thống ngân hàng cĩ tính cạnh tranh cao và hoạt động phải cĩ hiệu quả phải là một hệ thống cĩ số lượng tương đối ít, trong đĩ khơng cĩ ngân hàng nào cĩ quyền thống trị trường. Trước năm 1997, nhìn chung hệ thốn ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi 4 NHTM quốc doanh với thị phần tiền gửi và tín dụng luơn trên 70%. nhưng kể từ năm 1997 trở lại đây, thị phần của các NHTM quốc doanh đã giảm đi nhanh chĩng chỉ cịn chiếm 40% - 50%, cùng với đĩ chỉ số độc quyền cũng giảm đi nhanh chĩng từ khoảng 80% năm 1993 xuống cịn khoảng 35% vao năm 1999, nghĩa là giảm đi 2,3 lần. Trên thực tế, mặc dù cấu trúc thị trường được cải thiện theo hướng tích cực nhưng hiệu quả hoạt động của ngân hàng khơng tăng lên như mong đợi. Vì vậy cần phải tiếp tục tiến hành những cải cách để khắc phục những yếu kém của các NHTM quốc doanh. Đối với các NHTM cổ phần phải cĩ chiến lược cơ cấu lại theo hướng tăng cường sức cạnh tranh cho các ngân hàng hoạt động bình thường, kiên quyết rút giấy phép hoạt động của các ngân hàng thua lỗ mất khả năng trả nợ, giới hạn phạm vi hoạt động của các ngân hàng cĩ một vài yếu kém trong hoạt động hoặc khơng đủ vốn pháp định và cơ cấu lại tồn bộ các ngân hàng yếu kém cĩ mức độ rủi ro khơng trả được nợ cao.

Thứ hai, cần phát triển một mơi trường cạnh tranh hiệu quả trong hệ thống ngân hàng nĩi chung trên cơ sở đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Các ngân hàng được tự do hơn trong việc phản ứng lại những tín hiệu của thị trường để chọn những khách hàng cho riêng mình, đặt mức lãi suất trên cơ sở lãi suất cơ bản. Cho phép các tổ chức nước ngồi mở chi nhánh, liên doanh các tổ chức trong nước hay cung cấp những dịch vụ vhuyên ngành từ nước ngồi để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, cải cách các nguyên tắc quản lý quản trị ngân hàng và mơi trường pháp lý. Hồn thiện hệ thống thơng tin rủi ro, việc kiểm sốt phịng ngừa cần

tăng cường để xây dựng điều kiện thị trường trật tự trên cơ sở thơng tin thị trường minh bạch, sự giám sát hữu hiệu của các hoạt động ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường trang thiết bị tin học, hệ thống thu xử lý thơng tin nhằm phục vụ tốt và nâng lên tầm hiện đại quá trình thanh tốn qua ngân hàng; để các ngân hàng cĩ thể thu thập kịp thời và xử lý nhanh nhạy các thơng tin thị trường trong nươchính sách và quốc tế, làm chổ dựa cho việc ra quyết định quản lý đúng đắn, các quyết định kinh doanh sát hợp.

Một phần của tài liệu chính sách tiền tệ trong việc điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)