Trong mọi lĩnh vực, con ng−ời luôn là yếu tố quyết định. Việc đảm bảo chất l−ợng tín dụng tr−ớc hết phải do chính những cán bộ tín dụng quyết định.
Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động nh−ng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế; gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng; đối mặt với nhiều loại cám dỗ; có nhiều cơ hội có thể thực hiện những hành vi để vụ lợi cho riêng mình. Vì thế ng−ời cán bộ tín dụng cần phải đ−ợc tuyển chọn cẩn trọng, đ−ợc bố trí hợp lý, đ−ợc quan tâm giáo dục, rèn luyện th−ờng xuyên.
Hiện nay, ở NHCT chi nhánh Khu Công Nghiệp Bắc Hà Nội và đa số các NHTM khác, việc phân công cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở số khách hàng, mức d− nợ và thành phần kinh tế. Một cán bộ tín dụng khi đó sẽ vừa phải cho vay kinh doanh; dịch vụ, th−ơng mại, vừa phải cho vay xây dựng cơ bản, chế biến, vận tảịNh− vậy cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin.
Vì thế thực hiện việc chuyên môn hóa với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm các đặc điểm riêng là một việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực, sở tr−ờng và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng hay nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với từng nhóm khách hàng nhất định. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết về khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp phân công lại nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế.
Việc chuyên môn hóa cán bộ tín dụng nh− vậy khắc phục đ−ợc mâu thuẫn giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa, làm tăng chất l−ợng và độ tin cậy của thông tin tín dụng, tạo cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dàị Đồng thời nó cũng làm giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vaỵ
Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hóa ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho các cán bộ tín dụng. Có nhiều cách để nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có thể tổ chức những lớp
tập huấn bổ sung kiến thức cho các cán bộ hoặc cử những cán bộ có năng lực đi học tập tại n−ớc ngoàị Ngân hàng cũng có thể tạo điều kiện về giờ giấc, học phí để giúp cán bộ tham gia các lớp học nâng cao trình độ. Trong quá trình bồi d−ỡng tập huấn phải gắn lý luận thực với thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong thực tế. Bên cạnh kiến thức chuyên môn các cán bộ tín dụng cần phải th−ờng xuyên đ−ợc trang bị thêm các kiến thức về pháp luật, thị tr−ờng, kinh tế ngành, tin học đồng thời th−ờng xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động và nhất là về văn minh th−ơng mại trong giao tiếp với khách hàng. Trong công tác đào tạo, ngân hàng nên chú trọng tới chất l−ợng hơn là số l−ợng. Các cán bộ sau khi đ−ợc ngân hàng cử đi học cũng phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể, hết sức tránh căn bệnh trọng hình thức, ngân hàng bỏ tiền cho cán bộ đi học nh−ng khi học về lại không phục vụ đ−ợc thêm gì cho ngân hàng.
Tất cả những biện pháp đó đều nhằm một mục đích duy nhất là nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất l−ợng hoạt động tín dụng nói chung và chất l−ợng tín dụng trung và dài hạn nói riêng của NHCT chi nhánh Khu Công nghiệp Bắc Hà Nội