Sự cần thiết phải nâng cao chất l−ợng tín dụng trung dài hạn tại ch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT khu công nghiệp Bắc Hà Nội (Trang 58 - 59)

hạn tại chi nhánh.

Nâng cao chất l−ợng tín dụng trung dài hạn là một tất yếu khách quan đối với các ngân hàng th−ơng mại hiện naỵ Bởi lẽ tín dụng trung dài hạn có vai trò quan trọng không chi đối với riêng ngân hàng th−ơng mại, doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy quá trình kinh tế đất n−ớc.

3.2.1. Đối với ngân hàng th−ơng mại nâng cao chất l−ợng tín dụng nói

chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng hàng

đầu mang tính chất sống còn, đối với hoạt động của ngân hàng, vì hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, kinh doanh trong lĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất, những rủi ro có thể mang đến những thiệt hại nặng nề, đôi khi dẫn tới phá sản. Mặc dù ngân hàng không thể loại trừ hết rủi ro song nếu ngân hàng có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu thì có thể hạn chế tố đa những rủi ro đó, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Khi nền kinh tế phát triển, sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ, việc mở rộng và nâng cao chất l−ợng tín dụng trung dài hạn là một nhu cầu tất yếu khách quan. Với hệ thống nhiều ngân hàng th−ơng mại( NHTM), sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là động lực thúc đảy các NHTM đa dạng hoá hoạt động của mình. Trong đó có đa dạng hoá hoạt động tín dụng. Việc mở rộng và nâng cao chất l−ợng tín dụng trung dài hạn giúp các ngân hàng xâm nhập đ−ợc vào các thị tr−ờng mới, phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.2.2. Đối với doanh nghiệp.

Hiện nay trong nền kinh tế thị tr−ờng của chúng ta, hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu vốn trung dài hạn, để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng xuất và khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng, trong đó hầu hết là các khách hàng vay truyền thống, đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Việc mở rộng và nâng cao chất l−ợng tín dụng trung dài hạn là yêu cầu quan trọng để các doanh nghiệp khắc phục tình trạng khó khăn là cơ sở để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp họ đứng vững trên thị tr−ờng.

3.2.3. Đối với nền kinh tế

Với chức năng là ng−ời cho vay, NHTM đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng nói riêng cũng nh− nền kinh tế nói chung khi khách hàng thiếu vốn, có nhu cầu bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng ngân hàng tác động tới sản xuất, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị tr−ờng góp phần chuyển dịch cơ cấu nghành, thực hiện đầu t− cả về chiều rộng lẫn chiều sâu hình thành nên các nghành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và khai thác triệt để các nguồn nhân lực. Lam tốt công tác tín dụng sẽ là động lực cho nền kinh tế phát triển một cách tốt nhất và lành mạnh nhất. Ng−ợc lại nếu làm không tốt công tác tín dụng sẽ dẫn tới hậu quả không thể l−ờng tr−ớc trong hoạt động kinh tế đất n−ớc và cho chính bản thân ngành ngân hàng. Bài học khủng hoảng kinh tế của một số n−ớc trong khu vực và trên thế giới đã nói lên điều đó.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT khu công nghiệp Bắc Hà Nội (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)