Chỉ số hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Hải sản 404 (Trang 67 - 75)

4.2.4.1 Chỉ số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 20: CHỈ SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY HẢI

SẢN 404 TỪ NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần 256.497.486 298.105.062 265.371.963 Các khoản phải thu 24.696.035 30.004.134 33.601.208

0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 2006 2007 2008 0,00 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 68

Vòng quay các khoản phải thu 10,39 9,94 7,90

Kỳ thu tiền bình quân 35,14 36,74 46,22

Nguồn: Báo cáo tài chính

0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 2006 2007 2008 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 Doanh thu thuần Các khoản phải thu Vòng quay các

khoản phải thu

Hình 8: Chỉ số vòng quay các khoản phải thu của công ty Hải sản 404 năm

2006-2008

Vòng quay các khoản phải thu có chiều hướng giảm qua các năm. Số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2006, năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 10,39; 9,94; 7,9 vòng. Nguyên nhân làm cho số vòng quay các khoản phải thu giảm là do công ty muốn tiềm kiếm thêm khách hàng nên công ty có chính sách cho khách hàng kéo dài thời hạn trả nợ. Tuy nhiên, thời gian trả nợ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng vẫn ngắn hơn thời gian các doanh nghiệp khác cho khách hàng của họ bằng chứng là số ngày thu tiền bình quân của công ty là thấp so với hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành. Do đặc trưng sản phẩm của ngành chế biến thuỷ sản không thể bảo quản trên 6 tháng nên các công ty chế biến hải sản phải có những chính sách ưu đãi với khách hàng để tăng số lượng hàng bán ra nhưng các chính sách này của công ty cũng có một khuyết điểm là nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn trong việc thanh toán của doanh nghiệp. Đây là cũng do chính sách của công ty áp dụng đối với khách hàng bằng cách cho khách hàng kéo dài thời gian trả nợ nhằm tìm kiếm thêm khách hàng trong thời gian tới.

4.2.4.2 Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 21: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 NĂM

2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 69 Giá vốn hàng bán 233.781.118 277.137.731 241.564.346

Hàng tồn kho trung bình 5.909.854 10.688.839 21.553.755

Vòng quay hàng tồn kho 39,56 25,93 11,21

Thời gian tồn kho 9,23 14,08 32,57

Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 9: Vòng quay hàng tồn kho của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm. Số vòng quay hàng tồn kho trong các năm 2006, năm 2007, năm 2008 lần lượt là 9,23; 25,93; 11,22 vòng.. Thời gian tồn kho của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản trong các năm 2006 – 2008 đều trên 33ngày/vòng (theo thông tin trên trang web http://upload.eps.com.vn). Điều này cho thấy thời gian tồn kho của công ty là khá thấp và trị giá hàng tồn kho thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong năm cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty tương đốt. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển hàng hoá có xu hướng giảm xuống vì tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động của công ty. Do đó công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa dể đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hoá đảm bảo cho nhu cầu thanh toán.

4.2.4.3 Chỉ số vòng quay các khoản phải trả

Bảng 22: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404

TỪ NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số mua hàng 236.337.342 284.139.476 256.292.434 Các khoản phải trả bình quân 21.856.089 31.545.041 22.756.861

Vòng quay các khoản phải trả 10,81 9,01 11,26

Thời gian các khoản phải trả 33,75 40,52 32,41

0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 2.006 2.007 2.008 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 45,00 giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình Vòng quay hàng tồn kho

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 70 Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 10: Vòng quay các khoản phải trả của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Vòng quay các khoản phải trả của công ty có xu hướng giảm vào năm 2007 và tăng vào năm 2008. Số vòng quay các khoản phải trả trong năm 2007 là 10,81 vòng, mỗi vòng là 33,75 ngày, so với năm 2006 thì số vòng quay các khoản phải trả giảm 1,8 vòng , mỗi vòng tăng 6,77 ngày. Như vậy, vòng quay các khoản phải trả của công ty giảm trong là một dấu hiệu tốt cho hoạt động của công ty, công ty không phải chịu áp lực lớn từ các khoản nợ phải trả. Công ty có thể tận dụng các chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp để phục vụ sản xuất kinh doanh được tốt hơn.. Năm 2008 số vòng quay các khoản phải trả là 11,26 vòng tăng thêm 2,25 vòng và mỗi vòng quay tăng 8,11 ngày so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán trong năm 2008 giảm so với giá vốn hàng bán năm 2007 làm cho doanh số mua hàng năm 2008 giảm 9,8% và do trong năm công ty thu hẹp sản xuất nên các khoản phải trả giảm 27,9% nên làm cho vòng quay các khoản phải trả tăng.

4.2.4.3 Hệ số lãi gộp

Bảng 23: HỆ SỐ LÃI GỘP CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu - giá vốn hàng bán 22.716.368 20.967.331 23.807.617 Doanh thu thuần 256.497.486 298.105.062 265.371.963

Hệ số lãi gộp 8,86 7,03 8,97

Nguồn: Báo cáo tài chính

0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 2.006 2.007 2.008 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 doanh số mua hàng Các khoản phai trả Vòng quay các khoản phải trả

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 71 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 2006 2007 2008 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00 Doanh thu - giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Hệ số lãi gộp

Hình 11: Hệ số lãi gộp của công ty Hải sản 404 các năm 2006-2008

Hệ số lãi gộp của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2006 hệ số lãi gộp của công ty là 8,86% và năm 2007 là 7,03% so với năm 2006 thì đã giảm 1,83%. Nguyên nhân là do chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2007 giảm 7,7% so với năm 2006 trong khi doanh thu năm 2007 lại tăng 16,2% so với năm 2006. Năm 2008 chỉ số này tăng 1,94% so với năm 2007 do công ty đã cải thiện được tình hình lợi nhuận trong năm 2008. Theo thông tin từ trang web http://upload.eps.com.vn hệ số lãi gộp của các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành là từ 9% đến 20% và với hệ số lãi gộp như trên thì hệ số lãi gộp của công ty chỉ ở mức thấp. Tuy vậy, nhưng qua hệ số lãi gộp năm 2008 thấy doanh nghiệp đã tận dụng được nguồn cung cấp nguyên vật liệu tốt và sự hỗ trợ của cấp trên để có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả, tạo mức độ an toàn trong kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp đã từng bước nâng cao năng lực tài chính để có thể đương đầu với sự gia tăng chi phí, và có điều kiện để đầu tư cho các khoản tiếp thị, nghiên cứu và phát triển hay tiến hành những chiến dịch giảm giá giành thị phần.

4.2.4.4 Hệ số lợi nhuận hoạt động

Bảng 24: HỆ SỐ LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TỪ

NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận trước thuế và lãi 6.254.411 7.775.908 10.339.187 Doanh thu 257.348.840 298.895.993 268.002.620

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 72 Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 12: Hệ số lợi nhuận hoạt động của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Từ bảng trên ta thấy rằng, lợi nhuận hoạt động hay biên lợi nhuận phân phối của công ty có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2006, biên lợi nhuận phân phối của công ty là 2,43% tức là với 100 đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh công ty thu được lợi nhuận trước thuế 2,43 đồng. Năm 2007, tỷ suất này đã tăng 0,17 % so với biên lợi nhuận phân phối năm 2006 đạt 2,60% do lợi nhuận ròng trong năm 2007. Năm 2008, biên lợi nhuận phân phối của công ty tiếp tục tăng 1,26% so với biên lợi nhuận phân phối của năm 2007 đạt 3,86%. Hệ số lợi nhuận của công ty ngày càng tăng chứng tỏ việc quản lý hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, và chi phí bán hàng, chi phí quản lý trong hoạt động kinh doanh của công ty ngày một đạt hiệu quả cao hơn, doanh thu hoạt động của công ty tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Và cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình.

4.2.4.5 Hệ số lợi nhuận ròng

Bảng 25: HỆ SỐ LỢI NHUẬN RÒNG CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận ròng 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Doanh thu 257.348.840 298.895.993 268.002.620 Hệ số lợi nhuận ròng 1,54 1,57 1,74 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 2.006 2.007 2.008 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50

Lợi nhuận trươc thuế và lãi Doanh thu Hệ số lợi nhuận hoạt động

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 73 Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 13: Hệ số lợi nhuận ròng của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Hệ số lợi nhuận ròng của của công ty ngày càng tăng với mức tăng ngày càng cao. Năm 2006 hệ số lợi nhuận ròng của công ty là 1,54%, có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thì công ty thu được 1,54 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2007 chỉ số này tăng 0,03% so với năm 2006, và năm 2008 trong 100 đồng doanh thu công ty thu được 1,74 đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu so với hệ số lợi nhuận ròng của ngành thì hệ số lợi nhuận ròng của công ty chỉ ở mức trung bình khá. Từ những nhận xét trên cho thấy doanh nghiệp chưa có sức cạnh tranh cạnh tranh tốt so với các đối thủ, phần lợi nhuận công ty thu về là rất nhỏ so với tổng doanh thu. Với biên lợi nhuận nhỏ và tình hình bất lợi hiện nay công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần có biện pháp để thể chủ động về nguồn nguyên liệu nhằm giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, đồng thời sử dụng tài sản có hiệu quả cao để có thể tăng hệ số lợi nhuận ròng của công ty

4.2.4.6 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần(ROE)

Bảng 26: HỆ SỐ THU NHẬP VỐN CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TỪ

NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận ròng 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Nguồn vốn chủ sở hữu 47.673.657 46.839.386 46.467.310 ROE 8,31 10,01 10,01 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 2.006 2.007 2.008 1,40 1,45 1,50 1,55 1,60 1,65 1,70 1,75 Lợi nhuận ròng Doanh thu Hệ số lợi nhuận ròng

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 74 Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 14: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Từ bảng trên ta thấy hệ số thu nhập trên cổ phần ROE của công ty tăng vào năm 2007 và không thay đổi vào năm 2008. Năm 2006 hệ số thu nhập trên cổ phần của công ty là 8,31% tức là với 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư vào sản xuất công ty thu được lợi nhuận là 8,31 đồng và năm 2007 và năm 2008 hệ số thu nhập trên cổ phần của công ty là 10,01% thấp hơn rất nhiều so với ROE của ngành trong các năm 2006 - 2008 lần lượt là 33,7%; 27,1% ;18,9% (Theo trang web hppt ://upload.eps.com.vn). Như vậy, tuy hệ số thu nhập trên cổ phần của công ty luôn thấp hơn hệ số thu nhập trên cổ phần của ngành nhưng ROE của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ công ty sử dụng tương đối hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu tạo lợi thế cạnh tranh cho mình trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô.

4.2.4.7 Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA).

Bảng 27: HỆ SỐ THU NHẬP TỔNG CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 TỪ

NĂM 2006 -2008

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận ròng 3.962.215 4.687.091 4.650.639 Tổng tài sản 92.808.564 106.201.236 115.122.752 ROA 4,27 4,41 4,04 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 2.006 2.007 2.008 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 Lợi nhuận ròng Nguồn vốn chủ sở hữu ROE

GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 75 Nguồn: Báo cáo tài chính

Hình 15: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản của công ty Hải sản 404 năm 2006-2008

Từ bảng trên ta thấy rằng, tỷ suất sinh lời của tài sản tăng vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Năm 2006 tỷ suất sinh lời của tài sản là 4,27% tức là với 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 4,27 đồng. Năm 2007, tỷ suất này đã tăng 0,14% so với ROA năm 2006 đạt 4,41% do lợi nhuận ròng trong năm 2007 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản cho thấy doanh nghiệp có nỗ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình hơn đó là nhờ công ty chủ động được tình hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và tiết giảm chi phí tốt. Năm 2008, ROA của công ty giảm 0,37% so với ROA của năm 2007 đạt 4,04%. Bởi vì tốc độ tăng lợi nhuận giảm tổng tài sản lại tăng. Sở dĩ có tình hình này là vì trong năm có nhiều biến cố xảy ra, chủ yếu do vụ nuôi cá tra và nuôi tôm năm 2008 bị lỗ do lãi suất ngân hàng trong năm 2008 tăng cao và ngân hàng hạn chế cho vay, nhiều diện tích nuôi bị bỏ trống nên giá thu mua nguyên liệu tăng do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty Hải sản 404 (Trang 67 - 75)