OLE
Biên lợi nhuận phân phối
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 32 Phương pháp phân tích chủ yếu được dùng trong đề tài này là phương pháp so
sánh.
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó: yo: chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1
∆y = *100 - 100% yo
Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trước; y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 33
2.2.2.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao, với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện bởi:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp.
- Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu, và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 34
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404
3.1. Lịch sử hình thành 3.1.1 Vị trí địa lý
Công ty Hải sản 404 có một vị trí lý tưởng để kinh doanh chế biến thuỷ sản. Mặt trước tiếp giáp với đường Lê Hồng Phong thuộc trục đường giao thông chính của Đồng bằng Sông Cửu Long (quốc lộ 91), mặt sau tiếp giáp với một nhánh sông Hậu có cầu cảng lớn thuận lợi cho việc chuyên chở đường sông, mua bán thuỷ hải sản. Diện tích mặt bằng rộng 41.867m2, nằm trong vùng trọng điểm của cả nước với diện tích đất đai, mặt nước, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển và kinh doanh thuỷ hải sản xuất khẩu.
3.1.2 Lịch sử hình thành
Năm 1976 Công ty Hải sản 404 được thành lập trên cơ sở tiếp nhận cơ sở chế biến của chế độ cũ với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Đầu tiên có tên là Đội Công nghiệp nhẹ, sau đổi tên thành Xưởng chế biến 404 với nhiệm vụ là chế biến, sản xuất thực phẩm phục vụ cho quân đội bao gồm lạp xưởng, lương khô, thịt kho, nước mắm… và hoạt động theo phương thức bao cấp hoàn toàn.
Đến năm 1982, đổi tên thành Xí nghiệp chế biến 404. Từ đó, từng bước thoát khỏi cơ chế bao cấp hoàn toàn chuyển sang phương thức hoạt động nửa kinh doanh, nửa bao cấp.
Đến tháng 4 năm 1988, Xí nghiệp 404 đã chuyển đổi thành một doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn độc lập và chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và đổi tên thành công ty Hải sản 404 theo quyết định số 76/QĐQP và có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nộp ngân sách nhà nước về Quân khu IX và cục tài chính Bộ quốc phòng.
Trong những năm qua Công ty luôn không ngừng cải tiến kỹ thuật, thiết bị máy
móc hiện đại và phòng kiểm nghiệm có khả năng kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, chloramphenicol. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Sản phẩm
của Công ty luôn đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm được xuất khẩu sang
nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thuỵ sĩ, Mỹ, Canada,
Hàn Quốc, Hồng Công. Hiện nay Công ty đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP, GMP, SSOP… chương trình này được quản lý chặt chẽ và đã tạo được uy tín với khách hàng trong nhiều năm qua.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 35 Công ty luôn cố gắng nắm bắt nhu cầu của thị trường, cải tiến mẫu mã hàng
hóa cho phù hợp thị trường tiêu thụ. Hơn thế nữa công ty luôn tìm kiếm mở rộng thị trường mới mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, trong những năm gần đây, công ty còn chú trọng hơn đến sản xuất và bán hàng trong nước để tăng doanh thu.
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động
3.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh:
- Chế biến và gia công hàng nông, hải sản xuất khẩu;
-Vận tải thuỷ bộ;
- Dịch vụ kho lạnh 3.000 tấn chứa hàng thuỷ, hải sản xuất khẩu;
- Kinh doanh gas hoá lỏng, xăng, dầu, nhớt;
- Nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu cá tra – ba sa, surimi và các loại hải sản khác.
Nhập khẩu thì chủ yếu là nhập khẩu trang thiết bị, để cải tiến năng xuất và chất lượng.
3.1.3.2. Công nghệ sản xuất: Bán thủ công.
3.1.3.3. Đặc điểm riêng về công nghệ: Chế biến chủ yếu làm thủ công sau đó đưa vào máy cấp đông, đóng gói xuất khẩu.
3.1.3.4. Sản phẩm chủ yếu: - Các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh;
- Gas.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 36 K TRƯ GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PGĐ CHÍNH TRỊ PGĐ KẾ HOẠCH PGĐ SẢN XUẤT CÁC PHÒNG BAN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC
CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT
BỐN LIÊN DOANH
- Liên doanh nhà hàng – khách sạn - Liên doanh Total – Gas
- Xí nghiệp tàu xe - Xí nghiệp chế biến
BẢY PHÂN XƯỞNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT Kho thực phẩm, Phân xưởng cơ điện, Ki lượng(KCS), Thống kê và vật tư, Phân xư
hàng châu Âu, Phân xưởng sản xuất hàng Châu á và Siêu thị, Phân xưởng sản xuất nước đá
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 37 Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn,
bố trí lao động một cách hợp lý theo từng khâu, từng phòng ban theo chức năng và nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc
- Giám đốc: là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm chỉ đạo về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo công tác sản xuất chế biến hàng ngày ở các xí nghiệp, nhà máy, theo dõi việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư…
- Phó giám đốc chính trị: chịu trách nhiệm phụ trách các vấn đề thực hiện công tác chính trị xã hội, đời sống công nhân viên công ty, thực hiện các nhiệm vụ với Đảng và nhà nước.
- Phó giám đốc kế hoạch: Chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi kế hoạch ở các phân xưởng trực thuộc công ty, theo dõi tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, kiểm tra thời gian thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả cho cấp trên, đồng thời soạn thảo các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng và kế hoạch kinh doanh.
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệnh tổ chức kế toán nhà nước trong hoat động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban trực thuộc
- Phòng tổ chức: tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức nhân sự nhằm hình thành đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ trình độ.
- Phòng kế toán và xuất nhập khẩu: theo dõi kiểm tra chặt chẽ số lượng hàng hoá xuất khẩu, ký kết với các đối tác, các hợp đồng của công ty nhưng phải thông qua giám đốc.
- Phòng kỹ thụât:
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng cơ bản, kho hàng, bến bãi, máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu chế biến.
+ Quản lý kiểm tra kỹ thuật nhằm bảo đảm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, đảm bảo an toàn cho người lao động.
+ Quản lý chất lượng sản phẩn theo yêu cầu của HACCP
+Phòng kế hoạch: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, có trách nhiệm giúp Ban giám đốc.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 38 + Lập, triển khai và đôn đốc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp, báo
cáo hiệu quả về cấp trên.
+Theo dõi, quản lý tài sản, vật tư trang thiết bị của công ty, định mức kỹ thuật vật tư sản xuất.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng này. +Cùng với phòng kế toán theo dõi kinh doanh của đơn vị.
+Thực hiện tốt công tác tiếp thị, điều tra nghiên cứu thị trường đầu ra, đầu vào, xây dựng các loại giá bán, giá mua các loại thuỷ sản cho công ty.
Các đơn vị trực thuộc khác: như liên doanh nhà hàng, khách sạn, Total-gas, xí nghiệp chế biến, xí nghiệp tàu xe….Trong xí nghiệp chế biến có 2 Phó giám đốc đảm trách có nhiệm vụ kiểm tra kho thành phẩm,cơ điện, thống kê vật tư.
Tóm lại, do đặc thù của nột đơn vị quân đội làm kinh tế, nên về cơ cấu tổ chức quản lý có sự khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường khác chủ yếu là có thêm mảng quản lý về chính trị. Nhưng nhìn chung, đây là một doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu mang dáng dấp của một bộ máy nhà nước hoàn thiện. Tuy nhiên, cần kiện toàn hơn nữa về phân công phân nhiệm cơ cấu hội đủ tiêu chuẩn của người làm kinh tế, quy trách nhiệm gánh vác công việc đúng mức. Cần mở rộng thêm về nhân lực và vai trò cũng như tầm giới hạn của phòng Kế hoạch nhằm phát triển nhân tố mới giúp Ban giám đốc quản trị có hiệu quả công ty như một tập doàn kinh tế về mặt đối ngoại sao cho phù hợp vố thời điểm hiện tại và tương lai.
Cơ cấu tổ chức sản xuất Bốn liên doanh
- Liên doanh nhà hàng- khácg sạn - Liên doanh total-gas
- Xí nghiệp chế biến - Xí nghiệp tàu xe
Bảy phân xưởng phục vụ sản xuất - Kho thực phẩm
- Phân xưởng cơ điện - Kiểm tra chất lượng(KCS) - Thống kê và vật tư
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 39 - Phân xưởng sản xuất hàng Châu á và Siêu thị
- Phân xưởng sản xuất nước đá
3.3. Thuận lợi và khó khăn
3.3.1 Thuận lợi
Công ty Hải sản 404 luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của thủ trưởng Bộ Tư Lệnh Quân khu, các phòng ban cơ quan nghiệp vụ của Quân khu đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Những tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi. Mặt hàng chả cá surimi chất lượng cao đưa vào sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu quả kt cao, nguồn nguyên liệu ổn định, sản lượng chế biến tăng. Tổng sản xuất chế biến luôn duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, được khách hàng tín nhiệm cao.
Cơ quan Tài chính – kế toán luôn được Đảng ủy – Ban Giám Đốc lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, hoạt động thu chi rõ ràng minh bạch, công khai dân chủ. Sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả, vòng quay nhanh đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.3.2 Khó khăn
Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kt thế giới và thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế chống lạm phát của Chính phủ nên trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty chịu ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu và nguồn vốn để kinh doanh.
Mặt hàng chả cá surimi giá nguyên liệu luôn tăng nên ảnh hưởng đến giá thành xuất khẩu, lợi nhuận giảm tác động đến kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty.
Giá nguyên liệu cá tra luôn biến dộng, thị trường xuất khẩu đi các nước không ổn định làm cho kế hoạch xuất khẩu biến động theo.
Hoạt động sản xuất kinh doanhngày càng mở rộng nhưng định mức vay vốn của ngân hàng cho vay thấp (25 tỷ đồng) có những tháng hàng tồn kho tăng cao, vay vốn lưu động không đáp ứng đủ năng lực kinh doanhnên gặp khó khăn về nguồn vốn.
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 40
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY HẢI SẢN 404
4.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty Hải sản 404 qua các báo cáo tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
4.1.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng bị thay đổi trước những biến động của thị trường. Sự biến động của tình hình tài chính trong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán. Sự tăng giảm của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng thời kì hoạt động.
4.1.1.1 Phân tích khái quát về tài sản
Trong 3 năm 2006 - 2008 tổng tài sản của công ty luôn tăng nhưng với tốc độ không đều. Năm 2007 tổng tài sản của công ty tăng 14,4% so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản của công ty 115.122.752 ngàn đồng tăng 8,4% so với tổng tài sản năm 2007. Sự gia tăng trong tổng tài sản của công ty trong các năm 2006 -2008 là do sự thay đổi của các yếu tố trong bảng sau:
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 41
GVHD:Vũ Thuỳ Dương SVTH: Đỗ Thanh Xuân 42
Bảng 1: BẢNG KHÁI QUÁT TÀI SẢN CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404 NĂM 2006 -2008
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007
TÀI SẢN Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền