3. Phân tích khả năng sinh lợi:
3.2. Phân tích chi phí:
Giá vốn hàng bán:
Năm 2008 2007 2006 2005
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451
% thay đổi 51% 31% -4% -
Giá vốn hàng bán 455,185 296,909 200,227 227,483
% thay đổi 53% 48% -12% -
Lợi nhuận gộp 125,410 87,731 93,552 78,968
% thay đổi 43% -6% 18% -
Nhìn chung chi phí giá vốn hàng bán tăng đều trong các năm tương ứng với mức tăng doanh thu. Tuy nhiên mức gia tăng chi phí giá vốn hàng bán khá cao, cao hơn mức tăng trưởng doanh thu của công ty khiến cho lợi nhuận gộp của công ty có tăng nhung tăng rất ít. Thậm chí năm 2007 mức tăng giá vốn hàng bán quá cao khiến cho lợi nhuận gộp của công ty giảm 6% so với năm 2006.đây là một điều hết sức đáng lo ngại. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do chi phí sản suất tăng cao. Đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã dẫn đến sự gia tăng giá cả cho các nguyên liệu đầu vào, tăng chi phí cho các dịch vụ bên ngoài khiến cho chi phí sản xuất tăng.
Hiện nay trong nước có rất nhiều công ty sản xuất nước giải khát đa dạng phong phú về chủng loại. Vì thế mức độ cạnh tranh giữa các công ty là khá lớn, người tiêu dùng có thể sẵn sàng dùng hàng thay thế của các công ty khác. Vì vậy để có thể duy trì lượng khách hàng thường xuyên và đủ sức cạnh tranh với các các đối thủ khác công ty buộc phải thực hiện chiến lược bình ổn giá. Tức không tăng giá sản phẩm, cố gắng để lượng sản phẩm tiêu thụ lớn. Một khi chi phí sản xuất gia tăng mà giá sản phẩm bán ra giữ nguyên thì lợi nhuận gộp khó mà có thể tăng trưởng nhanh chóng được. Đó là một quy luật tất yếu.
Chi phí nguyên vật liệu:
Năm 2008 2007 2006 2005
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
(năm 2005=100%) 150.95% 130.93% 95.86% 100.00%
Chi phí nguyên vật liệu 669,525 317,298 185,179 203,316
% so với doanh thu 115.32% 82.49% 63.03% 66.35%
Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70% doanh thu thuần nên giá cả nguyên vật liệu có tác động rất lớn đến chi phí của công ty. Trong khi đó chi phí nguyên vật liệu của công ty tăng rất nhanh hơn 50% mỗi năm. Năm 2006 mới chỉ hết hơn 1 trăm tỷ đồng giành cho chi phí nguyên vật liệu sau 2 năm tức là tới năm 2008 chi phí nguyên vật liệu đã lên tới con số gần 700 tỷ, tốc độ gia tăng chóng mặt. Như đã phân tích ở phần chi phí giá vốn
hàng bán khi giá nguyên vật liệu tăng, công ty có thể tăng giá để đảm bảo thu nhập. Nhưng nước giải khát không phải sản phẩm thiết yếu lại dễ bị thay thế nên khi giá tăng, người tiêu dùng có thể chuyển qua các sản phẩm khác. Điều này có thể làm giảm doanh số bán hàng của công ty. Do đó, cần có những biện pháp hữu hiệu để quản trị giá cả nguyên vật liệu.
Chi phí bán hàng:
Có thể nói trong giai đoạn 2005 tới 2008 hầu như mọi chi phí của công ty Tribeco đều tăng và tăng với tốc độ khá lớn. Chi phí bàn hàng hàng năm chiếm khoảng hơn 20% doanh thu điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của công ty. Trong các chi phí bán hàng của riêng quí 4-2008 tổng cộng 68 tỉ đồng, chi phí quảng cáo tăng mạnh 10,8 tỉ đồng và khuyến mãi 13,2 tỉ đồng; vật phẩm quảng cáo 5 tỉ đồng và 14,8 tỉ đồng phân bổ tiền thuê vận chuyển. Như vậy, tổng cộng cả năm công ty đã chi 26,5 tỉ đồng cho quảng cáo (không kể khuyến mãi). Nếu tính cả khuyến mãi, thì tổng chi quảng cáo bằng 27% mức lỗ. Chi phí bán hàng của công ty tăng cao như vậy vì trong giai đoạn này công ty đang tiến hành thiết lập lại hệ thống phân phối hàng hóa để trong những năm tới Tribeco có hệ thống đại lý phân phối sản phẩm chuyên nghiệp rộng khắp cả nước giúp cho lượng sạn phẩm tiêu thụ lớn hơn, thúc đẩy doanh thu cho công ty cao hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2008 2007 2006 2005
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Chi phí quản lý DN 54,029 17,762 13,841 13,286
% so với doanh thu 9.31% 4.62% 4.71% 4.34%
Cũng giống như chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp của Tribeco tăng mạnh trong các năm.Chi phí quản lý donh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng hơn 5% doanh thu vì vậy nó cũng có tác động tới lợi nhuận của công ty. Đặc biêt là năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 9% so với doanh thu chỉ riêng đối với chi phí quản lý doanh nghiệp quí 4, Tribeco ghi nhận một khoản dự phòng nợ khó đòi 19,6 tỉ đồng và chi tiếp khách, hội nghị 2,7 tỉ đồng, cao hơn trả lương và phụ cấp nhân viên (chỉ có 2 tỉ đồng)
Năm 2008 2007 2006 2005
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779 306,451 Chi phí bán hàng 130,285 78,858 63,616 58,586 % so với doanh thu 22.44% 20.50% 21.65% 19.12%
và gần bằng trợ cấp thôi việc (3 tỉ đồng).Bên cạnh đó, trong phần chi phí trả trước dài hạn, đầu năm ghi nhận 26 tỉ đồng tiền thuê đất tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và cuối năm thêm 31 tỉ đồng chi phí thuê nhà xưởng của Kinh Đô miền Bắc. Đó là những chi phí hoàn toàn không nhỏ.Điều này cần được ban giám đốc công ty lưu ý và xem xét lại họat động quản lý của mình.
Chi phí khấu hao:
Năm 2008 2007 2006 2005
Chi phí khấu hao 9,227 3,193 3,830 6,267
Tài sản tính khấu hao 3,636 284,974 88,901 83,022
Tỷ số 2.54 0.01 0.04 0.08
Hàng năm công ty đều tiến hành quá trình khấu hao tài sản của mình. Tuy nhiên mức khấu hao của năm 2008 rất cao so với các năm còn lại tromg khi tài sản lại không gia tăng và Tribeco đã giải trình như sau: “Do trong năm 2007, Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc (là 2 công ty con) đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, chưa hoàn tất nghiệm thu để được nhập là tài sản cố định, nên chưa thể trích khấu hao”. Nhưng trong thực tế mục tài sản cố định trong bảng cân đối kế toán năm 2007 đã ghi nhận tài sản cố định mới của công ty và khấu hao thì được trích qua năm 2008. Điều này đáng để chúng ta xem xét và nghiên cứu xem mục đích thực sự của Tribeco là gì?
Chi phí nợ xấu:
Năm 2008 2007 2006 2005
Dự phòng nợ khó đòi 20,055 808 906 721
Các khoản phải thu gộp 118,189 202,108 108,982 80,082
Tỷ lệ dự phòng trên khoản phải thu gộp 16.97% 0.40% 0.83% 0.90%
Như chúng ta đã phân tích ở phần các khoản phải thu ta đã biết các khoản phải thu của công ty tăng trong các năm. Công ty có chính sách bán chịu khá lớn và những khoản phải thu này bị ứ đọng khá lớn mà vẫn chua thể thu hồi được. Chính vì vậy trong bảng báo cáo kiểm toán của công ty năm 2007, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến yêu cầu Tribeco trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Vì khoản phải thu này đả có từ lâu và tới năm 2007 vẫn chưa thu hồi được và nó đã trở thành nợ xấu. Chính vì vậy mà qua năm 2008 Tribeco đã phải tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi lên tới hơn 20 tỷ đồng, một con số khá lớn chiếm tới 4% doanh thu, nó sẽ làm tăng chi phí nợ xấu có tác động trực tiếp tới lợi nhuận của công ty trong năm 2008.
Chi phí tài trợ:
Năm 2008 2007 2006 2005
Tổng chi phí lãi vay 25,806 11,132 4,364 1,194
Nợ dài hạn 78,998 197,073 1,609 2,015
Tổng nợ phải trả 171,297 397,500 1,736 2,119
Tỷ lệ CP lãi vay/Tổng nợ 15.07% 2.80% 251.38% 56.35%
Chi phí tài chính của công ty tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2008 chi phí lãi vay lên tới hơn 25 tỷ đồng do phải trích dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí tài chính quí 4 nhảy lên 28,8 tỷ đồng, trong khi cả ba quí đầu năm chỉ có 23,2 tỷ đồng. Do mặt bằng lãi suất cả năm tăng cao, và với lượng vốn vay lớn (đến 31-12-2008 vay ngắn hạn của công ty là 338 tỷ đồng, vay dài hạn 80 tỷ đồng, trong khi tiền mặt chỉ còn 11,5 tỷ đồng), điều hiển nhiên là trả lãi vay của công ty tăng đáng kể so với năm 2007 (tăng 2,5 lần). Đây là điều khó tránh khỏi đối với hầu hết các doanh nghiệp năm qua.
Khoản lãi vay của Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc và các khoản chi phí khác… tích lũy đến 31/12/2007 chưa phản ánh vào kết quả hoạt động kinh doanh, và được treo ở chi phí dài hạn chờ phân bổ do:
- Lãi vay và chi phí khác làm sẽ làm tăng nguyên giá tài sản cố định khi máy móc thiết bị và nhà xưởng được nghiệm thu.
- Chi phí thuê đất, thuê nhà xưởng trả trước chờ phân bổ: Bình Dương thuê đất 50 năm.
- Chi phí khác phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản và sản xuất thử: sẽ được phân bổ dần trong 3 năm và khi Tribeco Bình Dương và Tribeco Miền Bắc có doanh thu.
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu nằm trong khoảng 68%-80%. Do đó, sự gia tăng nhỏ trong giá nguyên liệu đầu vào có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong năm 2008 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhưng giá bán không tăng được tương ứng do nhu cầu giảm đã dẫn đến lợi nhuận giảm.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong doanh thu từ 19% - 23% do công ty mở rộng hoạt động, tăng quy mô và hệ thống lại kênh phân phối. Chi phí doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng trên doanh thu cao không kém.Chi phí bán hàng, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp tăng vọt trong quí 4-2008. Cụ thể quí 4 đã phải gánh chịu các khoản chi phí 48,6 tỉ đồng chờ phân bổ trong năm, nhưng đã không phân bổ vào các quí 1, 2, 3 của năm 2008. Khi chi phí tăng quá nhanh trong khi doanh thu tăng trưởng chậm không dủ bù đắp cho chi phí khiến cho lợi nhuận gộp của công ty năm 2008 bị lỗ con số lên tới 145 tỷ đồng gấp đôi vốn điều lệ của công ty. Đây là một điều gây sửng sốt với rất nhiều người khi bản báo cáo tài chính năm 2008 của công ty trình lên Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.Bởi tribeco là công ty nước giải khát có thương hiệu khá lớn ớ TP.Hồ Chí Minh và 3 quý đầu công ty công bố đạt lợi nhuận 500 tỷ đồng.